Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Câu lạc bộ tôi yêu

Mở rộng Tâm ra lòng thanh thản.
                                Mỗi ngày chưa mở máy ra
                         Trong tâm lại thấy như là thiếu nhau.
                         Mở ra chia sớt khổ đau
                         Mở ra để được cho nhau ngọt bùi.
                         Nhờ Năng lượng, bệnh đẩy lùi
                         Tình thương trải rộng khắp nơi xa gần.
                         Đồng môn tâm sự tình thân
                         Bao nhiêu bệnh, bấy nhiêu cần sẻ chia.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Con người với sự trường sinh

                                                                   Nhà Xuân vừa mở thọ diên,                     
                                                       Chén pha Giếng Cúc, bàn chen Non Đào.
                                                                                          Nguyễn Huy Tự.       
Bác sĩ Ý Đức  -  Ảnh: ykhoa.net
         Giấc mộng trường sinh bất tử đã được ghi nhận từ thuở hoang sơ, khi con người còn ăn lông ở lỗ, trong huyền thoại thần tiên, trong niềm mê tín dân gian, trong nguồn cảm hứng xuất thần của văn nhân thi sĩ hay luận lý của triết gia. Tân Ước, Cựu Ước, Kinh Koran cũng có nhắc tới nguồn nước trường sinh. 
Nó là động lực thúc đẩy những nhà thám hiểm lặn lội đi tìm suối nước vĩnh cửu ở vùng đất lạ, cũng như  là mục tiêu nghiên cứu của khoa học gia xưa  nay. Nó đã tạo cơ hội làm giàu cho những lang băm, những tên lường gạt rao bán ngỗng trời giữa chợ với môn thuốc trường sinh bất tử,… Nó ám ảnh mọi người, mọi giống. Ai cũng mong mỏi sống mãi không già, thoát khỏi  những tàn phá của cơ thể do thời gian, giữ mãi  được những nét thanh xuân đầy nhựa sống . Ai cũng nghĩ là ở đâu đó, có môn thuốc mà khi uống vào ta sẽ thi gan cùng tuế nguyệt. Ta chỉ việc cố gắng, kiên nhẫn tìm là sẽ thấy nó. 
Chúng tôi mời quý vị, ta lang thang vào cái vườn địa đàng này. Biết đâu chẳng may mắn nhặt được vài trái đào của Tây Vương Mẫu rơi rớt đó đây; uống lén được chút rượu Kim Tương. Để rồi cùng nhau bách niên giai lão, tiếp tục mè nheo người bạn đường sung sức...

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Trường Sinh học đã tạo ra tôi lần thứ hai

          Làm nghề chăn nuôi thú y ở vùng sâu nhưng tôi lại mắc nhiều bệnh nặng thì thật là khổ. Hơn bốn chục tuổi tôi đã bị thoát vị đĩa đệm 4 đốt xương cột sống, lại bị gai 3 đốt xương cột sống và 2 đốt sống cổ. Chứng bệnh viêm đại tràng mãn tính làm cho cái bụng tôi rất khó chịu cộng với bệnh tim (ngoại tâm thu thất) ngặt nghèo, nhịp tim đập không đều thì đúng là “quá tải”. 
          Cuộc đời của tôi cứ tưởng là là một người tàn phế bỏ đi vì bệnh tật đến với mình. Gia đình tôi đã giúp tôi chạy chữa nhiều thầy thuốc, từ thuốc Bắc tới thuốc Nam, giác lể, châm cứu, đốt xạ,… thậm chí nằm Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng để mổ cột sống. Thế mà bệnh vẫn hoàn bệnh, cơn bệnh của tôi đúng là vô phương cứu chữa.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Tình Xuân

Tác giả đứng trong vườn nhà Cô Thu
Ảnh chụp lúc 5h52' ngày 18-4-2012.
          Bốn mùa Xuân đã đi qua
Thoảng trong một giấc, như là chiêm bao.
Trường Sinh – lớp học ngày nào
Đồng môn, huynh đệ bên nhau một nhà,
Giã từ bệnh viện gần xa
Lê Lợi, Ung Bướu cùng là Bình Dân,…(*)
Tập Thiền đâu chỉ khỏe thân
Khổ đau vơi bớt, tinh thần thêm vui

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Những nhận xét thú vị

          Có nhiều câu chuyện Thiền nho nhỏ, nhưng đã đúc kết cả một quá trình kinh nghiệm và nghiền ngẫm dài lâu, để sáng ra những bài học chân lý thẳm sâu. Ví như mấy câu chuyện Thiền đơn giản sau đây đã nở hoa những lắng đọng ấy. 
1. “Sau khi Thiền sư Bankei qua đời, có một người mù thường sống cạnh Thiền viện kể rằng: Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói. Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cả cái giọng thầm kín của ganh tị. Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khoái trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt. Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buôn rầu”. 
          (Trích: "Một trăm lẻ một câu chuyện Thiền" – Trần Trúc Lâm dịch).

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Mong cho cái tốt lan xa

Nâng niu chồi xanh
          BT- Mới đây, nghe bạn bè mách bảo, tôi đi dự học lớp “Tâm năng dưỡng sinh” ở gần Suối Cát (Tiến Lợi) để chữa một căn bệnh mãn tính và nâng cao sức khỏe. Thú thực lúc đi học bản thân cũng chưa tin lắm với cách chữa bệnh không dùng thuốc này. Nhưng rồi chỉ sau 6 buổi học, mỗi buổi từ 6 – 8 giờ tối, tôi đã hoàn thành chương trình Cơ bản và Nâng cao bậc một, căn bệnh mãn tính của tôi cũng đã thuyên giảm rõ rệt. 
         Ấn tượng tôi không ngờ tới là số người đăng ký học khóa 13 này rất đông, mỗi ngày 2 lớp (sáng, chiều) với số lượng học viên 180 người, trong lúc đó nghe nói số người đăng ký trên 500. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là những người thầy truyền thụ môn học, họ xứng đáng là “lương y như từ mẫu” mà trong đời thường hiện nay ta ít khi bắt gặp.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Tại sao chúng ta phải ngồi Thiền

Hòa thượng Thích Thanh Từ
          Muốn ngồi Thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi Thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi thiền, đứng thiền, nằm thiền và ngồi thiền. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi Thiền là thù thắng hơn cả.
          Tại sao? Vì lúc bình thường, tâm nghĩ suy hơn thua, phải quấy của chúng ta dấy khởi liên tục. Chẳng những nó liên tục trong lúc bình thường, mà ngay cả khi sắp vào giấc ngủ, mình muốn không mà nó vẫn cứ nghĩ lung tung. Chừng nào mệt mỏi quá nó mới chịu nghỉ cho mình ngủ. Như vậy lâu nay chúng ta bị các thứ vọng tâm đó che đậy lôi kéo mãi.
          Phật dạy tất cả chúng sanh luân hồi sanh tử là do nghiệp dẫn, mà nghiệp từ đâu ra? Từ thân, khẩu, ý. Tuy nói ba nghiệp nhưng thật tình ý nghiệp là chủ. Nếu ý nghĩ tốt thì thân làm tốt, miệng nói tốt; ý nghĩ xấu thì thân làm xấu, miệng nói xấu. Nên ý là chủ động. Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Phát động phong trào Thiền trị bệnh

Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc ngồi thiền qua con mắt họa sỹ biếm
       Phương pháp THIỀN TRỊ BỆNH hiện đang được cổ động mở những lớp đào tạo khắp nơi tại Việt Nam. Đó là Thiền nâng cao sức khỏe cho toàn dân. Mở những khóa dạy Thiền, để nâng cao sức khỏe cho đồng bào, bởi Thiền là phương pháp trị bệnh không dùng thuốc, không những chữa thân bệnh mà can thiệp luôn cả tâm bệnh.
         Ngày xưa, mỗi chùa là một bệnh xá, cỏ đủ: Đông Y, thuốc Nam, châm cứu,… Ngày nay, mỗi một Phật Tử, mỗi cá nhân cũng nên là một Lương Y tự trị bệnh cho chính mình và cứu độ tha nhân bằng phương  pháp THIỀN TRỊ BỆNH.
          Hiện nay tại Hoa Kỳ cũng như các quốc gia tiên tiến khác đều đưa Thiền vào một trong những hoạt động Y Tế để trị bệnh. Chúng tôi có ghé qua Portland Hospital, bang Oregon Hoa kỳ. Tại bệnh viện này có riêng một khoa chuyên về Thiền trị bệnh. Tại Cộng hòa Liên bang Đức, thành phố Toebingen có khoa chữa bệnh bằng Thiền và có luôn máy phân hình và đo hoạt động của não bộ PET (Positron Emission Tomography).

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Nỗi nhớ quê nhà

Nhiều thế hệ học viên đã ở trong căn nhà này để theo học
Một nếp nhà dù to hay nhỏ,
Có thể là mái lá chẳng dậu rào.
Có ruộng lúa xanh, có hàng dừa xào xạc,
Quê cha nghèo... cát trắng, đất bạc màu.
Người dân vẫn còn bữa cháo, bữa rau...
Phù Cát – Nơi cha tôi sinh ra và lớn lên ở đó.
Suốt quãng đường dài ấu thơ thuở nhỏ,
Trên bản đồ quê cha chỉ hiện lên dấu chấm mờ mờ.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Thiền Trường Sinh học tự trị bệnh ở Phố Núi

Ảnh: Thanh Nhật.
          (GLO)- Ngược dòng lịch sử 600 năm trước công nguyên, sau khi chứng quả Bồ đề, Đức Phật Thích Ca đã để lại cho nhân loại pháp môn Thiền định – một bộ môn mà nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang tiếp tục nghiên cứu. “Thiền” còn là phương pháp được tiếp tục vận dụng để dưỡng sinh, giúp ích về sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Ngày nay, Thiền ngày càng được nhiều người quan tâm tìm hiểu và luyện tập.
“Thiền” đi vào đời sống hiện đại
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Thiền định là một trong những phương pháp tu tập của Đức Phật Thích Ca, sau đó, sự vận dụng thiền rộng rãi vào đời sống con người phải kể đến vai trò của Tiến sỹ  Đasira Narada, người Srilanka. Từ Thiền học, ông đã khai sáng ra bộ môn “Trường Sinh học” thông qua phương pháp luyện tập Thiền để thu hút nguồn Năng lượng Vũ trụ thành Năng lượng Sinh học của con người, giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng với bệnh tật. Năng lượng Sinh học này chính là Năng lượng Vũ trụ được thu nhận qua các huyệt đạo (thường gọi là các Luân xa) trong cơ thể người. Do vậy ngày nay, Thiền càng được nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm tìm hiểu và luyện tập.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Phát hiện quan trọng về bệnh ung thư gan

          Tân Hoa Xã ngày 13-4-2012 đưa tin các nhà khoa học Áo thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig Boltzmann đã phát hiện ra rằng việc sản sinh quá nhiều hormone tăng trưởng có thể gây ung thư gan. Ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ năm trên thế giới và là nguyên nhân phổ biến thứ ba của các ca tử vong liên quan đến u bướu. 
          Đến nay, các bệnh lây nhiễm virus như viêm gan B, viêm gan C và uống quá nhiều rượu được cho là những thủ phạm chính gây ung thư gan. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc sản sinh quá nhiều hormone tăng trưởng, do rối loạn hormone hay rối loạn trao đổi chất, làm gia tăng nhanh chóng quá trình phát triển các căn bệnh liên quan đến u bướu và gây ung thư gan. Họ cũng cho biết thêm rất khó để có thể phát hiện hormone tăng trưởng.

Niềm tin và hy vọng

Một buổi tập ở CLB Rạch Dừa, TP Vũng Tàu
Câu lạc bộ Rạch Dừa
Có rất nhiều văn, thơ
Nhớ ơn Trường Sinh học
Ngồi yên trong tĩnh lặng
Mà cảm xúc dâng trào
Lời thơ văn dạt dào
Biết bao điều trao đổi,…

Trải qua những thăng trầm
Cảm nhận trong thâm tâm
Như những liều “thần dược”

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Người đi chùa thông minh

Nghe thuyết pháp
         Có những vị trước khi biết đi chùa và tu học thì gia đình bình yên, nhưng sau khi đã đi chùa và bắt đầu biết tu học thì gia đình bắt đầu dậy sóng, không có bình yên.
Có những vị trước khi chưa đi chùa và chưa biết tu học thì gia đình luôn dậy sóng, nhưng sau khi đã biết đi chùa và biết tu học thì gia đình trở lại bình yên.
Có những vị trước khi chưa biết đi chùa và chưa biết tu học thì gia đình đã bình yên và sau khi biết đi chùa và biết tu học thì gia đình lại càng bình yên thêm.
Có những vị trước khi chưa biết đi chùa và chưa biết tu học, gia đình luôn dậy sóng, không có bình yên và sau khi đã biết đi chùa và biết tu học thì gia đình lại càng thêm dậy sóng.
Trong bốn hạng người biết đi chùa và biết tu học như vậy, chỉ có hai hạng người đi chùa và biết tu học là có chính kiến và có từ bi, còn hai hạng người biết đi chùa và biết tu học nhưng không có chính kiến và không có từ bi.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Duyên thầm

                             Mênh mang trong gió phượng khoe
          Mới hay đã một mùa hè đi qua.
          Giã từ tiệm thuốc gần nhà
          Ngồi Thiền tu luyện mới đà… một năm.
          Nghe trong vòm lá ve ran,
          Phượng hồng đỏ rực lá đan sân trường.
          Sẻ chia đau khổ vui buồn,
          Ướp hồn tôi giữa yêu thương cuộc đời.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Trị bệnh trầm cảm bằng cách ngồi Thiền

          Các nhà khoa học Anh cho biết, trị bệnh trầm cảm bằng phương pháp thiền định được dạy theo nhóm (grouptaught meditation) có hiệu quả lâu dài tương đương với phương pháp trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm, để bệnh nhân chấm dứt tình trạng trôi nổi trở lại vào trong trạng thái tâm lý trầm uất.
So sánh từ khóa này đến khóa khác, hay so với cách trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm, thì “phương pháp chữa trị bằng nhận thức dựa trên sự tỉnh thức” (MBCT) là chi phí ít tốn kém hơn cho Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS), các nhà khoa học ấy nói.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Tác dụng của mồ hôi

          Cuộc sống hiện đại làm cho con người trở nên sống vội vàng và gấp hơn hơn, không còn thời gian để vận động và luyện tập. Ngày nay, con người cũng không còn phải làm những công việc năng nhọc thay vào đó là máy móc, rô-bốt,… Điều này đã làm cho con người không còn đổ mồ hôi trong các công việc. Tuy nhiên, khi cơ thể không ra mồ hôi, nó có thể dẫn đến một loạt các bệnh. 
        Vậy, mồ hôi của con người có tác dụng gì? 
          Mồ hôi là hệ thống làm mát của cơ thể khi nó trở nên quá nóng, như lúc bị sốt, tập luyện, làm việc nặng nhọc hay ăn uống đồ cay nóng. Mồ hôi chủ yếu là sự kết hợp của muối và một lượng nhỏ “chất thải” được tiết qua những tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên bề mặt da. Khi mồ hôi đọng trên bề mặt da và bắt đầu bốc hơi, nó sẽ làm mát cơ thể.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Thiền là phương pháp tự trị bệnh hiệu quả

          Con người ai cũng muốn khỏe mạnh, không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa này. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó,… Và, thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect). Hơn hai ngàn năm qua Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” này. Loại thần dược đó là THIỀN.
Khoảng 50 năm qua, nhiều bệnh viện và bác sĩ người Âu không những dùng Thiền để chữa trị bệnh tâm thần mà còn chữa nhiều loại bệnh khác, ngay cả bệnh AIDS (Sida), bệnh ung thư,… Dưới đây sẽ dẫn chứng mười thứ bệnh căn bản được điều trị bằng Thiền bởi bệnh viện và y giới trên thế giới.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Tán thán "Tri ân - Cảm tạ người"

          Xin được chào mừng quý cô bác, anh chị em hiện hữu trong buổi mãn khóa “Lớp Hướng dẫn Căn bản và Nâng cao Bậc I” (Khóa 148 – Vũng Tàu).
Chúng tôi xin ghi lòng tạc dạ tấm lòng quý cô chú đứng lớp… Biết nói gì đây, khi những thân hình tiều tụy, bệnh tật, khập khiễng từ xa tìm về đây mong đuợc tiếp lực để sống thêm những ngày cuối đời của mình luôn được vui khỏe.
Lành thay! Mọi bệnh viện đều đã lắc đầu, hôm nay chúng tôi đều được tiếp cận nghe giới thiệu và hướng dẫn thực hành tỷ mỷ về môn học Thiền tự trị bệnh này. Không phải tốn tiền mà bệnh tình giảm hết. Ăn ở đã có sư cô Tịnh xá Pháp Hải giúp, thật thoải mái. Chúng tôi chỉ việc lắng nghe và thực hành đúng theo lời hướng dẫn. Bằng cách ngồi tập thu năng lượng tự chữa bệnh cho chính bản thân, ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học trị liệu, hay là cách gọi dân dã: “Ngồi Thiền trị bệnh”.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Cá tháng Tư

          Ngày “Cá tháng Tư”, còn gọi là ngày nói dối (phương ngữ Nam Bộ gọi là: nói dóc; một số nơi ở Bắc Bộ gọi là: bốc phét), là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam. Ngày mà bạn bè thân thích có thể bị lừa hoặc chơi khoăm mà không sợ bị giận dỗi. 
          “Cá tháng Tư” dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc bốc phét, nói xạo, nói dóc, nói đùa về nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc đùa ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,... trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand,…