Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Mười đối tượng kiêng dùng nhân sâm

          Từ xa xưa, nhân sâm đã được sử dụng như là phương thuốc đại bổ thần hiệu đứng đầu trong bốn vị thuốc bổ của Đông y là: sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có mặt tốt là một loại thuốc bổ dưỡng, làm cho cường tráng cơ thể, nhưng lại có một số phản ứng phụ rất đáng chú ý. Mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng nhân sâm:
          1. Bị cảm mạo, phát sốt
        Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm vi-rút hay nhiễm khuẩn, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu, để trừ bỏ ngoại tà. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Vì thế trong thời gian bị cảm mạo người bệnh không nên uống nhân sâm.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Tập luyện Dưỡng sinh Năng lượng Trường Sinh học giúp chúng ta sống không bệnh tật

Tranh thủ thời gian lên núi quay clip cho album 
"Quảng Ngãi thương nhớ", Ca sĩ "Năng lượng" 
Hồ Quỳnh Hương ngồi tập để quên đi mệt nhọc.
Ảnh: VnExpress
         Theo tôi, thường xuyên tập luyện Dưỡng sinh Trường Sinh học Năng lượng có thể giúp chúng ta sống không bệnh tật. Như ta đã biết, con người là một tiểu vũ trụ, là một thực thể đang tồn tại trong thiên nhiên, nó không thể không chịu sự tác động của thiên nhiên với nhiều quy luật khách quan mà con người đã biết và chưa biết. Sự chi phối của các quy luật khách quan đó là tất yếu, thường xuyên, phổ biến. Con người từ khi sinh ra đã chịu các tác động của các quy luật. Có nhiều loại quy luật: Quy luật tự nhiên, Quy luật xã hội, Quy luật kinh tế,… Những quy luật đó hoạt động trong một hệ thống và tác động đến con người. 

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Năng lượng Trường Sinh học giúp tôi tăng cường khả năng làm việc và tư duy lô-gíc

GS. VS. Đào Vọng Đức
          Đọc sách về Năng lượng Trường Sinh học, được bạn bè đã theo học trao đổi, làm cho tôi thấy môn khoa học về Năng lượng Trường Sinh học này quả thật thú vị và bổ ích. Tôi rất tin tưởng và có cảm giác như đã tìm thấy những gì thật quý hiếm. Bản thân tôi rất coi trọng sức khỏe, đó là điều giúp tôi làm tốt công việc (như các vị thấy đấy, tôi phải làm việc rất nhiều).
       Tôi xác định ngay từ đầu là đi học Năng lượng Trường Sinh học để dưỡng sinh, giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình, nếu có thể cũng sẽ giúp cho người thân và bạn bè khi cần thiết. Vì thời gian của tôi rất hạn chế nên việc tập luyện của tôi ít, nhưng kết quả thu được thật đáng phấn khởi.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Dưỡng sinh mùa xuân theo đất trời

          Từ xa xưa, con người đã nhận thấy mọi vật xung quanh mình có khá nhiều biến đổi mang tính chu kỳ: Mặt trời mọc buổi sáng và lặn buổi tối, ngày rằm trăng tròn rồi lại khuyết, cây cối ra hoa kết quả có thời vụ, phụ nữ hàng tháng thấy kinh và mọi người đi ngủ ban đêm để rồi ban ngày lại thức dậy và hoạt động,… Tất cả những biến đổi đó đã được con người ghi nhận và tìm cách vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
        Cổ nhân có câu: “Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỹ”, có nghĩa là: Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu như ta biết nhìn trời (nhận biết các quy luật tự nhiên) và làm thuận theo trời (tuân thủ các quy luật tự nhiên).

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

10 kinh nghiệm sống khỏe mạnh & trường thọ

          Sống vui, sống khỏe và sống có ích cho gia đình và xã hội là điều ai ai cũng mong muốn, nhất là nhóm người trung, cao tuổi. Các chuyên gia ở Viện Lão khoa Mỹ mới đây đã đưa ra 10 khuyến cáo mang tính kinh nghiệm để mọi người tham khảo, tự áp dụng cho bản thân.
          1. Hạn chế những lối sống bất lợi
          Đây là tiêu chí đầu tiên mọi người cần quan tâm để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tư tưởng thanh thản, nhất là nhóm người trung, cao tuổi. Cách sống bất lợi như thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia trong nhiều năm liền hay lười vận động. Riêng việc nghiện thuốc cũng để lại nhiều mối nguy hiểm như mắc các loại bệnh nan y, đặc biệt là bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra còn gây tốn tiền, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh mà chuyên môn gọi là hút thuốc thụ động. Nếu trót nghiện thì nên bỏ ngay vì theo nghiên cứu, chỉ cần bỏ thuốc 10 năm thì rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ ngang bằng với người không hút thuốc.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Chào Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn


Ngày Tết nói chuyện "xông nhà"

          Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình, những người thân...
Xuân đang về.
          Xông nhà, cũng gọi xông đất, là vào nhà người nào đầu tiên trong ngày mồng một Tết. Tục xông nhà vào ngày Tết có từ lâu đời trong sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Ý nghĩa của việc xông nhà là mang đến sự bình an, may mắn, hanh thông cho gia chủ (chủ nhà). Ai cũng muốn hưởng một năm mới với nhiều tốt đẹp, gặp nhiều vận may, gia đình an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài, đây là ước nguyện chung của mọi người.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Tản mạn chuyện trẻ con ngày Tết

Ngày xưa !
          Ngày xưa, khi tôi còn là một cậu choai choai, học cấp hai trường làng, cứ gần đến tết là háo hức lắm. Mới đầu tháng chạp mà tụi tôi đã mong mỏi từng ngày, đếm từng tờ lịch. Mà háo hức cũng là phải, cả làng rậm rịch rậm rịch chứ có riêng gì nhà tôi đâu. Chừng rằm tháng chạp là mẹ tôi đã chuẩn bị mua lá dong, lạt giang và đem thóc nếp đi xay rồi. Cha mẹ tôi còn bàn kỹ việc ăn đụng thịt lợn nhà ai, mượn nồi nấu bánh chưng của nhà ai, rồi thì mổ lợn hôm nào, gói bánh chưng hôm nào cho tiện. Nhà nghèo, cha mẹ nhỏ to bàn chuyện lo cái tết mà bây giờ mỗi khi nhớ lại nước mắt tôi cứ muốn trào ra.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Đủ 4 yêu cầu theo 4 chữ Tâm

       Luyện tập Dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học góp phần phòng và chữa một số bệnh cơ năng, mãn tính,… hoặc bệnh chưa rõ nguyên nhân, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tiết kiệm thời gian, không tốn kinh phí. 
       Luyện tập Dưỡng sinh Trường Sinh học phải đảm bảo 4 yêu cầu: Tập đúng, tập đủ, tập đềutập đạt yêu cầu, theo 4 chữ Tâm là: Thành tâm, thiện tâm, quyết tâmtịnh tâm,… 

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Bốn nền tảng và bốn thứ tốt nhất

           Cân bằng tâm lý
Đi bộ - Vận động vừa sức. 
          Hòn đá tảng thứ tư của sức khỏe là "cân bằng tâm lý". Nó là biện pháp chủ yếu nhất giúp ta giữ gìn sức khỏe trong bối cảnh môi trường sống hiện nay. Thăm hỏi các cụ trên 100 tuổi về bí quyết sống lâu thì các cụ hầu như đều nhất trí là nhờ tinh thần cởi mở, yêu đời và tính cách lương thiện, rộng lượng. Không tìm thấy ai là người lười biếng mà lại sống lâu cả, tất cả những người sống lâu đều lao động rất cần cù, đều chăm chỉ vận động tùy theo sức khỏe của mình. Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát sinh và phát triển bệnh tim mạch. Lấy ví dụ bệnh xơ cứng động mạch, bình thường từ trên 40 tuổi là động mạch dần dần co hẹp, mỗi năm chừng 1% đến 2%; nếu thêm tác hại của thuốc lá hoặc cao huyết áp, hàm lượng mỡ trong máu cao thì mỗi năm mạch máu co hẹp lại từ 4% đến 5%; nhưng nếu anh nóng nảy hay tức giận thì chỉ trong vài phút mạch máu thu hẹp lại hoàn toàn dẫn đến tắc mạch máu mà tử vong.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Đi tìm lời giải điều "huyền bí"

Tác giả đang phát biểu cảm tưởng
ngày 14-01-2012 tại lớp học.
          Môn Trường Sinh học đã có từ rất lâu vậy mà mãi đến năm 2010 tôi mới được biết qua sách báo, rằng năng lượng vũ trụ có tính năng chữa bệnh rất đặc biệt, nếu như con người biết vận dụng đưa năng lượng vào cơ thể để trị bệnh một cách rất hiệu quả.
      Tiếng lành đồn xa, ở địa phương tôi cũng có vài người tìm đến xã Đức Tân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, để được học môn Trường Sinh học. Khi về thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt họ liền mách bảo và khuyên tôi nên đi học nhằm phòng chống những căn bệnh về sau, lại vừa giúp cho mẹ tôi thoát qua những cơn đau đang hoành hành cơ thể.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012


Chúng tôi sẽ quyết tâm học tập, rèn luyện

Bác Nguyễn Văn San phát biểu
tại lớp học ngày 14-01-2012
.
          Qua các kênh thông tin khác nhau như báo chí, tài liệu, internet,… tôi được biết Năng lượng Sinh học đã được con người phát hiện từ lâu đời trên thế giới. Từ thời cổ đại Ai Cập, đến Ấn Độ, Trung Quốc,… người ta đã biết đến Năng lượng Sinh học dưới các tên gọi và ứng dụng khác nhau, như Thuyết Âm Dương, khí công, vận khí,… Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Năng lượng Sinh học được các học giả, các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới, điển hình là Mỹ, Nga,… nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Bằng các phương tiện khoa học hiện đại người ta phần nào đã biết được bản chất của nguồn năng lượng này. Những phát hiện về Năng lượng Sinh học thật là kỳ thú.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Tập dưỡng sinh là thực hành khoa học

          Những năm gần đây, bên cạnh những niềm vui lớn với những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, cuộc sống có những vấn đề phát sinh thật đáng lo ngại: lối sống thiếu vận động, ăn uống không hợp lý, môi trường ô nhiễm,... dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể con người giảm, xuất hiện nhiều thứ bệnh tật mang tính thời đại rất nguy hiểm. 
          Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật, nâng cao sức khỏe thì phương pháp tích cực, hiệu quả nhất là vận động, ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, kết hợp với phương pháp dưỡng dinh. Dưỡng sinh thể hiện ở 3 nội dung cơ bản: Dưỡng thể là rèn luyện về thể chất (bao gồm hình thể, thể lực) và phát triển năng lực vận động của con người. Dưỡng tâm là rèn luyện các phẩm chất tinh thần và đạo đức. Dưỡng trí là rèn luyện trí não để duy trì năng lực trí tuệ. Ba nội dung trên có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau nên việc thực hiện phải đồng bộ mới hiệu quả.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Nhập Thiền

Tranh minh họa.
         Thiền sư Nhật kể:  Đại sư Hakuin là người đỉnh cao đức độ, nước Nhật chỉ có một. Ngài tu hành đến thượng thừa. Mọi chuyện trên đời ngài để ngoài tai, kể cả tiếng mây bay gió thổi.
        Một hôm, Đại sư Hakuin đang nhập Thiền cùng các đệ tử thì một người đàn bà trẻ đẹp, tay bế đứa trẻ sơ sinh sầm sập bước vào. Đến nơi, nàng ném phịch đứa bé xuống trước mặt Thiền sư, nói lớn: Con ông đây, giữ lấy mà nuôi!.
Đại sư không mở mắt, miệng lẩm bẩm thốt ra hai từ như gió thoảng: Thế à!
Người đàn bà quày quạy bỏ đi. Đại sư lặng lẽ ra hiệu cho đệ tử đưa đứa nhỏ vào hậu viện chăm sóc.
          (...)

Chúng tôi sẵn lòng

Cô Phương ở Xuyên Mộc.
        Cách đây mấy năm, chồng tôi bị liệt 2 chân, phải dùng nạng chống. Mỗi bước đi của chồng là một sự dày vò đau khổ của cả hai vợ chồng. Còn tôi thì mắc chứng đau đầu và đau tim,… Hai vợ chồng đi bệnh viện khám chữa hoài mà vẫn không hết. Trong hoàn cảnh khốn cùng, may mắn tôi được cô bé đi nhặt ve chai mách bảo: “Có môn học này hay lắm, chỉ có ngồi thiền không dùng thuốc mà bệnh gì cũng thấy họ khỏe”. Nghe vậy, chúng tôi thuê xe đi theo sự hướng dẫn của cô ta và cuối cùng đã tìm thấy môn học.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Mong tất cả đều an bình

Tâm tĩnh lặng. - Ảnh minh họa.
        Nguyên trước đây, trong một chuyến về thăm quê tại Đà Nẵng, tôi bị tai biến mạch máu não phải vào nằm điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Chỉnh hình một thời gian khá dài. Nào là vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu và các phương pháp trị liệu khác và cũng uống nhiều loại thuốc tân dược do các bác sỹ chăm sóc kê toa cho dùng, nhưng một thời gian khá lâu sau khi xuất viện tôi cũng chỉ đi được những bước chân khập khễnh, không vững vàng.

Niềm vui bất ngờ

         Không hề mất một đồng bạc nào.
Ông Nguyễn Văn Sáu.
        Tôi là Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1935, quê ở Đô Lương, Nghệ An; Trú tại 888/3/10/4 đường 30 tháng Tư, Phường 11, Thành phố Vũng Tàu. Thay mặt toàn thể gia đình, tôi viết lên đây mấy dòng này để tỏ lòng ghi ơn các bậc tiền nhân đã đưa môn học này về địa phương chúng tôi giúp cho mọi người,… Chính môn Trường Sinh học này đã giúp cho bản thân và gia đình tôi vượt qua bệnh tật hiểm nguy đã hành hạ tôi gần 40 năm nay và giúp cho nhiều gia đình khác vượt quan hoạn nạn. Thông qua Câu lạc bộ Trường Sinh học Dưỡng sinh, tôi cũng muốn có đôi lời chia sẻ về niềm vui bất ngờ này.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Thiền học với sức khỏe

          Sinh – Lão – Bệnh – Tử, là quy luật tất yếu của một đời người. Phải đề phòng từ khi bệnh chưa đến. Y học thường xem xét các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Còn Thiền học lại cho rằng, bệnh đến từ tư tưởng, tinh thần, từ trạng thái "tâm bất toàn".
          Trong mấy nghìn năm qua, con người đã lầm nghĩ rằng thể xác và linh hồn là hai thực thể tách biệt. Vì vậy, chúng ta hầu như chỉ xem trọng phần thể xác và phủ nhận linh hồn. Người ta nghiên cứu và phát triển y học mà không biết đến Thiền. Ngược lại, một số người chỉ lo phần linh hồn mà xem nhẹ phần thể xác. Họ chỉ chú ý phát triển Thiền định mà không chú ý đến y học dinh dưỡng, dưỡng sinh phát triển cơ thể.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Ngồi Thiền cùng tướng Giáp

Phút thư giãn của Đại tướng.
          Trong miền ký ức của ba tôi - Nhà văn Sơn Tùng - đã có hình bóng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay từ khi còn là học sinh Trường Tư thục Vũ Đăng Khoa, thị trấn Cầu Giát. Tiếp đến những năm tháng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc xếp lại bút nghiên lên đường, ông cùng Phan Hồng Thực, Trịnh Keng, Hồ Hải Kháng, Đặng Văn Thắng vào Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa VI, năm 1950. Và sau này trên chặng đường “Đi tìm ẩn tích Hồ Chí Minh” ba tôi mới có điều kiện được kiến diện Đại tướng và ông đã nhận được tình cảm của Đại tướng bằng những tác phẩm viết về Bác Hồ và các vị lãnh tụ kiệt xuất của lịch sử như: Búp sen xanh, Bông sen vàng, Trái tim quả đất,... “Cảm” bằng sức lao động của một nhà văn thương binh hạng nặng 1/4, sức khỏe còn 19%. “Cảm” bằng nhân cách, sự khẳng khái, quan niệm và đức tin của một nhà văn. Còn tôi lại có cái may hơn mấy anh chị em trong gia đình là được sống cùng ba mẹ nên mới biết được đôi ba câu chuyện về con người vĩ đại này.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

VÔ THƯỜNG

                                                                                         Hữu Ước
Bình yên - Ảnh: Vũ Minh Quân.
Con chim non ngước nhìn lên trời cao
Nó thèm được bay cao bay xa
Thèm được vuốt ve, mơn trớn…
Đó là nguyện cầu chính đáng của con chim vừa mới ra dàng.
Dĩ nhiên đời luôn hỉ xả
Ban phát lời yêu
Con chim nó uống lời khen như uống nước mỗi ngày
Và qua những cơn vĩ cuồng
Nó nằm mơ thấy mình là vì sao tinh tú
Trái đất sao bé nhỏ
Chỉ có một vì sao
Con chim non say sưa ngắm mình, ngắm vì sao tỏa sáng.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Thế ngồi "hoa sen" dưới ánh sáng khoa học

Thế ngồi kiết già (Liên hoa - Hoa sen)
          Thiền là một nét đặc sắc của truyền thống văn hoá Phật giáo. Nói chung, Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp Thân và Tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh. Điều cơ bản nhất của quá trình hành Thiền là luôn tỉnh giác, quan sát để biết được điều gì đang xảy ra nơi Thân và Tâm. Tuy nhiên, do nghiệp lực thôi thúc hoặc do áp lực của cuộc sống hiện đại, việc gìn giữ chánh niệm trong cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi thường không dễ dàng. Do đó, hành giả tu trì Thiền định cần một số điều kiện trợ duyên nhất định. Bên cạnh việc tuân thủ giới quy và duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thích hợp thì việc dành ra những thời khắc nhất định trong ngày để thực hành tọa Thiền với thế ngồi hoa sen (liên hoa - kiết già) cũng đem lại một kết quả tốt cho Thân và Tâm.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Lợi ích khi tập Dưỡng sinh Trường Sinh học

Năng lượng Sinh học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu ứng dụng một dạng vật chất đặc biệt trong cơ thể sinh vật, có khả năng đánh thức năng lực tiềm ẩn trong con người. Thuật ngữ "Năng lượng Sinh học (Bioenergy)" ở đây có nghĩa hoàn toàn khác với “năng lượng sinh học” thường dùng trong đời sống chỉ một dạng chế phẩm tạo năng lượng từ động thưc vật như: xăng ethanol điều chế từ ngô (bắp), sắn (khoai mì); biogaz từ ủ phân vật nuôi,…
Luyện tập Dưỡng sinh Trường Sinh học là một phương pháp đơn giản, rất dễ tập, mọi người đều tập được, mỗi ngày chỉ cần ngồi tập thu năng lượng vài chục phút sẽ mang lại những chuyển biến tích cực.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Vợ tôi dẫn đi "ngồi thiền"

           Tôi là người bá chứng, bá bệnh. Có nghĩa là trên đời này ai có bệnh gì là tôi có bệnh nấy. Đơn cử trong cơ thể tôi có nhiều bệnh nan y, như bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống, viêm đại tràng mãn tính, trĩ nội, trĩ ngoại, suy tim mạch, áp huyết cao, sỏi thận. Cơ bản hiện nay là bệnh goud, tôi đã từng chạy chữa nhiều nơi như bệnh viện, bác sỹ tư, kể cả các nhà thuốc gia truyền nổi tiếng, như Nguyễn Văn Vĩnh ở Giảng Võ, Hà Nội. Nghe đâu có thầy thuốc giỏi nổi tiếng là tôi tìm tới. Nhưng đáng tiếc thay, tất cả là tiền mất tật mang, chứng nào vẫn tật nấy.
            Vợ tôi khuyên tôi nên đi "ngồi thiền chữa bệnh" (ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học) ở Phù Cát, Bình Định, nhưng tôi không chịu đi. Tôi mải nghĩ: biết có được gì không (!?). Và tôi lại tiếp tục mời thầy thuốc về nhà để chữa bệnh cả một năm trời. Nhưng thuốc vào bao nhiêu cũng như muối đổ biển. Thế là tiền lại cứ tiếp tục mất, mà tật vẫn cứ mang.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Thao tác cơ bản trị bệnh cấp thiết

Hướng dẫn cách đặt tay. -  Ảnh: NM
           1/- Cấp cứu:
Nhiều nguyên nhân có thể làm cho con người bị ngất xỉu, như: huyết áp cao, huyết áp thấp, tai nạn bất ngờ, các bệnh về tim – mạch,… hoặc những bệnh thông thường khác, dân gian gọi là “trúng gió”. Cấp cứu là thao tác cần thiết mà bất kỳ ai đã học Trường Sinh học cũng cần biết. Cấp cứu bằng phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học (hay Y Năng lượng) có tác dụng nhanh hơn bất cứ loại cấp cứu nào khác, ít để lại biến chứng cho bệnh nhân sau khi phục hồi.

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Đôi chút ngạc nhiên nghi ngờ nay đã hiểu

Cô Thu trong một lần về Tam Kỳ, Quảng Nam.  - Ảnh: TL.
          Nghe đồn là ở Bình Định có người chữa bệnh không lấy tiền và cũng không dùng thuốc mà nhiều căn bệnh nan y vẫn lành, trong khi khổ chủ đã đi chữa trị tại các bệnh viện lớn đều không khỏi. Tôi ngạc nhiên và không khỏi thắc mắc là: "Tại sao trong thời đại khoa học hiện đại, ngành y cũng đang phát triển mạnh mẽ... vậy mà cũng bó tay không can thiệp nổi, phải nhường chỗ cho những thầy chữa không dùng thuốc mà vẫn đẩy lùi nhiều căn bệnh nan y 'thập tử nhất sinh'. Nếu đúng như vậy thì thật quá kỳ diệu và vô cùng tuyệt vời!". Nay tôi mới hiểu đó là nhờ mọi người biết ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học. 
          Xóm tôi cũng có vài người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thận,... cũng vào Bình Định chữa trị. Khi họ về không thấy dùng thuốc nữa mà chỉ ngồi thiền tịnh tâm, vậy mà sức khỏe họ dần dần bình phục, da dẻ hồng hào, tinh thần phấn chấn,… Có lẽ họ đã tìm được thứ gì đó còn quý hơn vàng, đó chính là sức khỏe! 

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Có những tấm lòng luôn tỏa sáng

          Đây là ý kiến của bác Đặng Xuân Tuyên, Câu lạc bộ xin phép đăng nguyên văn bản thảo bài viết của bác Tuyên gửi cho báo Tiền Phong, đồng thời gửi cho Câu lạc bộ. Trân trọng giới thiệu với đồng môn và bạn đọc xa gần.
Tiếng lành đồn xa, tiếng vọng vang xa, rằng ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có một cơ sở biết ứng dụng Năng lượng Sinh học để chữa bệnh cho con người rất hiệu quả mà không lấy tiền. Từ đất Tổ Hùng Vương, Phú Thọ xa xôi, cách Bình Định hơn một ngàn cây số, tôi khăn gói lên đường vượt qua bao suối đèo, sông súi, bao thành phố đang đổi mới từng ngày để tới Hội Vân chữa bệnh.
Hội Vân nơi đây là một vùng cát trắng, bốn bề bát ngát xa trông, tràn ngập nắng gió và xanh thẳm rừng điều, bên cạnh dòng suối nước khoáng nóng bốn mùa tuôn chảy chẳng ngừng trôi.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Hãy là chủ nhân của chính mình

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường ít có thời gian để sống trọn vẹn cho chính mình và cho người thân của mình. Chúng ta nếu không bị những hình ảnh quá khứ lôi kéo thì cũng bị những dự tính, những lo toan về tương lai dắt dẫn chúng ta đi.
Đôi lúc chúng ta đánh mất chính mình, không biết là mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì nữa. Bi kịch của con người thời đại chúng ta là ở chỗ: Chúng ta sống mà không thật sự sống và càng ngày chúng ta càng đi xa dần sự sống. Chúng ta đánh mất phương hướng, đánh mất chính mình mà không hay. Chúng ta giao phó thân mạng mình cho hoàn cảnh bên ngoài quyết định, mặc cho tương lai như thế nào cũng được. Chính vì thế mà chúng ta cần phải thức tỉnh trở lại để nhìn lại chính mình và hoàn cảnh của mình để tìm ra con đường cho chính mình và con người của thời đại chúng ta. Chúng ta phải nắm lấy vận mạng của mình bằng chính trí tuệ của chúng ta. Như Đức Phật đã dạy: “Các ngươi hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi và cùng thắp đuốc lên để soi rọi cho nhau.”

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học

1/- Sự lưu truyền đã từ lâu đời
Hơn chục năm gần đây, chúng ta có nghe thấy xuất hiện ở Việt Nam một phương pháp trị bệnh không cần dùng thuốc. Nó thật mới mẻ, kỳ lạ đến mức độ khó tin đối với những ai chưa có dịp điều trị hoặc chứng kiến. Phương pháp điều trị này là một sự ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học, còn gọi tắt là Trường Sinh học.
Trước hết, chúng ta nhận thấy các tôn giáo đã biết đến Năng lượng Sinh học từ lâu rồi. Ấn Độ giáo, trong kinh Vedas và Upanishads (cách nay trên 5.000 năm) có ghi hệ thống 7 Luân xa (Chakra) rất hoàn chỉnh. Đây là những điểm thu hút năng lượng vũ trụ, là trung tâm của cơ thể, đồng thời là nơi qua đó con người được giao tiếp với thế giới bên ngoài. Người Ấn Độ cổ gọi Năng lượng vũ trụ là "Khí Prana", nguyên tố cấu tạo căn bản và là nguồn gốc của sự sống. Họ thu Khí Prana bằng phép thở, Thiền tịnh và luyện Yoga.