NPT – "Phật
giáo đã du nhập vào Việt Nam, hòa nhập với nền văn hóa dân tộc, góp phần to lớn
vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đến thời đại nhà Trần, vua Trần Nhân Tông
đã hai lần trực tiếp lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông
và mở mang đất nước".
Trong ngày Thiền sư Thích Nhất Hạnh
từ nước Pháp trở về thăm quê hương lần thứ hai vào năm 2007. Thiền sư đã tận
thân đến tư thất Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thăm Ông trong tinh thần đạo vị sĩ
phu. Cảnh giữa hai vị cao niên gặp nhau không khỏi làm bài học lịch sử
càng tăng thêm tình người cùng một Dân tộc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mở cửa
vào căn nhà nơi vợ chồng Đại tướng làm chỗ quay về… Và, Đại tướng đã cho người
ra ngõ hái chùm hoa cau để dâng tặng Thiền sư. Đài hoa cau ấy đã đi vào dòng thời
gian như một dấu ấn “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”. Tâm thức của hai bậc đại nhân của thế giới như đã nối lại trên đất Thăng
Long sau hơn 40 năm xa rời quê hương.
Vườn cau nhà Đại tướng đã tỏa hương Chánh niệm mà nhường như
sau thời gian trở về nhà, khi cuộc dấn thân “nối dài Dân tộc” Bắc – Nam thì lần
này, ông tận mắt nhìn một phái đoàn Tăng đoàn ngoại quốc đến Việt Nam hành lễ
“Chẩn tế bình đẳng” cùng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh để hàn gắn vết thương
chiến tranh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành những phút cầu nguyện cùng với Trai
đàn ở Ba miền đất nước: "Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam, hòa nhập với
nền văn hóa dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đến
thời đại nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã hai lần trực tiếp lãnh đạo quân và dân
Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông và mở mang đất nước".
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã họa tặng lại Đại tướng bức thư
pháp với dòng chữ “Bản Môn Xuân Ấy Còn Nguyên Vẹn” như
muốn nói con đường ấy, con người ấy, tất cả là chân thật… như mùa Xuân của tình
huynh đệ, của sự chan hòa, ấm áp một nhà.
Được
biết, khi Ông vừa bước qua tuổi tám mươi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn cho
mình cuộc sống ẩn cư với láng vườn, với thiên nhiên đạm bạc, có lúc Ông đã dành
thời gian hai buổi sáng chiều để hành thiền, ngồi thiền kết hợp với các bài học
sức khỏe. Sau giờ tọa thiền kết thúc Ông tìm đến chỗ yên tĩnh và chắp tay lại
nhiếp tâm cầu nguyện theo nghi thức mà Ông nghiên cứu kinh sách Đạo Phật.
"Trong thời đại nhà Trần, lần đầu tiên xuất hiện một vị vua – vua Trần
Nhân Tông đã rời bỏ ngai vàng đi vào nhân dân, xuất gia tu hành đạo Phật, sáng
tạo nên một trường phái Phật giáo mới – Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam”.
Đại tướng còn đúc kết: “Trần Nhân Tông đúng là một vị vua
văn võ song toàn, một vị Phật hoàng có công lao to lớn đối với dân tộc".
Có thể nói, Ông là người luôn thao thức và luôn tìm hướng đi cho một Dân tộc tự
chủ. Qua thi kệ Thị tịch của Tổ sư Thiệt Diệu – Liễu Quán, thấy Tổ đã chỉ cho
ta rõ, Ngài từ đâu đến và đi về đâu.
Kệ rằng:
“Thất
thập dư niên thế giới trung
Không
không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu
nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn mang vấn Tổ tông”.
Nghĩa là:
“Hơn bảy
mươi năm giữa cõi đời
Không
không sắc sắc thảy dung thông
Sáng nay
nguyện mãn về quê cũ
Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông”.
Với câu “Hà tất bôn mang vấn tổ tông?”. Tổ Tông ấy, chính
pháp thân thường trú của hết thảy thân, là tự tánh thanh tịnh ở nơi tâm và là
pháp tánh thanh tịnh bất sanh diệt ở nơi muôn vật, là “đại thiên sa giới lộ
toàn thân”, chứ không phải Tổ tông ở Ấn độ, ở Trung hoa hay ở nơi bất cứ Tông
phái, Tông môn nào để phải nhọc công kiếm tìm!. Tấm gương xuất chúng, bậc
trưởng lão Anh hùng thế giới, Người cư sĩ tại gia thượng sĩ.
Hương cau tại địa cầu quê hương,
Còn ghi mãi hương Võ Nguyên Giáp.
THÍCH PHÁP BẢO – Theo: www.vedepphatphap.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét