Thiền là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay tín ngưỡng. Hơn nữa, Thiền hoạt động dựa theo mức độ kinh nghiệm, và thông qua quá trình thanh tịnh hóa tâm thức một cách bền bỉ sẽ mang lại một cuộc sống hạnh phúc.
Cần
biết rằng phần lớn tâm thần là tiềm thức hoặc tâm thức không tự giác. Thông
thường thật là khó khăn để tiếp xúc với phần này, tiềm thức luôn phản ứng theo
những điều kiện của quá khứ. Phần tâm thức có tính chất phản ứng này là một nhà
kho chứa những ấn tượng, ham muốn và chán ghét,… Nó làm cho phản ứng của chúng
ta đối với những sự việc xảy ra từ bên ngoài bị sai lệch đi, và như vậy thiếu
tính khách quan.
Thiền
giúp chúng ta phá bỏ rào cản giữa ý thức và tâm thức. Xuyên qua quá trình quan
sát, không phản ứng lại, tâm thức được tẩy rửa bớt những gì tiêu cực. Với
phương thức Thiền, một người đi đến tận cùng sâu thẳm của tâm thức, và kinh
nghiệm rõ những cảm thọ của thân thể mà không cần phải phản ứng lại. Luật thiên
nhiên là bất cứ hành động nào của chúng ta cũng tạo nên một dấu ấn riêng và
được thu nhập vào trong tâm thức. Sự thu lượm những dấu ấn này không phải chỉ
trong đời sống này, mà luôn cả những đời sống trước kia nữa.
Nơi lưu trữ này là sách chỉ dẫn cho những phản ứng
của chúng ta đối với sự việc xảy ra từ bên ngoài.
Ở mức độ kinh nghiệm, phần lớn những lợi ích
là:
1-
Khi tâm thức ngày càng tỉnh táo, một người trở nên bén nhạy, có khả năng hiểu
rõ những tình trạng ở nhiều mức độ khác nhau. Nơi kinh nghiệm cá nhân, tôi giải
quyết được nhiều việc khó khăn thông qua việc thực hành Thiền.
2-
Nhờ giảm bớt được sự chán ghét và tham đắm, một người có khả năng đối diện với
những tình huống trong cuộc sống một cách khách quan hơn, và như vậy cải thiện
được quá trình giải quyết các vấn đề. Thiền làm giảm đi tình trạng bị chọc tức
và thất vọng.
3-
Các doanh nhân, tùy vào mức độ rắc rối của công việc, thường phải đối diện với
khá nhiều căng thẳng hay làm việc quá sức. Những căng thẳng như vậy sẽ có sức
tác động rất lớn về mặt sức khỏe, và như đã nói, có hơn 50% căn bệnh liên quan
về mặt sức khỏe và tinh thần. Một tác dụng thứ yếu của Thiền định là sức khỏe
có thể được cải thiện thông qua quá trình thanh tịnh hóa tâm thức.
4-
Một người thường tìm kiếm quyền lực và địa vị trong thương trường, nhưng lại
không có khả năng hưởng thụ những thứ họ kiếm được, vì những tác dụng tiêu cực
mà họ đã tạo nên qua việc thổi phồng tự ngã. Tự ngã chặn đứng chúng ta không
cho chúng ta phát triển những phẩm chất của con người như tình thương yêu, lòng
từ bi, sự an lạc và thanh thản. Thiền thật sự hữu ích cho thương mại, nhưng
quan trọng nhất là Thiền giúp chúng ta kinh nghiệm được sự an lạc chân thật của
tinh thần, và cảm nhận được hạnh phúc thông qua việc giảm bớt tự ngã. An lạc và
hạnh phúc chỉ xuất hiện khi chúng ta hiểu rõ về tính chất vô thường của thân và
tâm.
5-
Thực hành Thiền liên tục sẽ gia tăng sự thanh thản và như vậy một người có khả
năng sống một cách hài hòa, và không bị ảnh hưởng bởi những áp lực của cuộc
sống hàng ngày.
6-
Những nhà thương mại có quyền lực ghê gớm trong vấn đề chỉ huy tài chính, quản
lý và kỹ thuật. Thông qua việc phát triển một hệ thống giá trị tốt hơn, Thiền
khiến chúng ta làm việc với mục đích phụng sự nhân loại. Trong thương trường,
Thiền giúp chúng ta cải thiện phẩm chất của sản phẩm, và cách phục vụ xã hội,
khuyến khích một định hướng phục vụ quy mô hơn hầu đáp ứng các nhu cầu của xã
hội.
Một
người bất thần “được” thúc đẩy để bắt đầu Chương trình Lupin ủng hộ nông thôn
(Lupin Rural Support Programme) sau khi học Thiền. Chương trình này mang đến sự
phồn vinh và hạnh phúc cho khoảng 200.000 người, nơi chúng tôi làm việc, và lần
lượt việc này cũng mang đến hạnh phúc cho chúng tôi. Chúng tôi được thúc đẩy để
phát triển thêm nhiều cuộc thực nghiệm phục vụ nhân loại như trên, vài cuộc
thực nghiệm đang được chúng tôi tiến hành. Thiền là môn thanh tịnh hóa tinh
thần, và một tinh thần sáng suốt sẽ tìm kiếm hạnh phúc thông qua việc cải thiện
cách thức phụng sự xã hội.
Được
biết, Thiền là một môn khoa học lâu đời có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đức Phật Gotama
là người đã phát hiện lại Thiền và nhờ vào Thiền mà Đức Phật đã tìm ra chân lý
tối thượng, và Ngài đã truyền dạy phương pháp này vì lợi ích của nhân loại. Sau
đó, Hoàng đế Ashoka đã khuyến khích việc truyền bá, giảng dạy phương pháp này
cho thần dân của mình, theo sắc lệnh được ghi lại trên trụ đá. Chúng tôi rất
biết ơn ngài Goenka đã mang kiến thức xa xưa này đến xứ sở của chúng tôi.
Bởi
vì vượt thoát rào cản giai cấp, giáo phái, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, Thiền mang đến sự cải thiện về mặt đạo đức, như vậy song song
với ích lợi về mặt vật chất còn có niềm hạnh phúc chân thật. Hơn nữa,
Thiền có thể là một phương tiện hiệu lực cho việc củng cố một hệ thống quốc gia
hợp nhất, và tăng cường những nhân tố hiểu biết có tính cách quốc tế; những
điều này rất thích hợp với thời đại hiện nay.
Chân
thành cảm ơn Phramaha Witoon Thacha đã chép lại bài giảng này.
D.B.
GUPTA – Mỹ Thanh (dịch) – Theo: Nghệ thuật Phật giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét