Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Tiềm năng thú vị của ngành Y học bổ sung

          (Dân trí) – Từ cuối thế kỷ 20, Tây y đã không còn là sự lựa chọn duy nhất. Một số môn thuộc ngành Y học bổ sung với các biện pháp chữa bệnh bằng Năng lượng Vũ trụ, Thiền định... tuy mới mẻ nhưng đã góp phần cải thiện sức khỏe cho con người.
Tinh thần là yếu tố quyết  định
Anh Trần Quân Tưởng  (Hà  Nội) bị nhiễm dioxin, mắc bệnh tim… phải nằm một chỗ; nhờ châm cứu đã đi lại được, đã lấy vợ và sinh một con trai. Đến nay, sức khỏe anh khá tốt, dù đi lại còn khó khăn nhưng sự phục hồi của anh là một minh chứng cho sự hiệu quả của Y học bổ sung. Kết quả này là nhờ ứng dụng điều trị cho các bệnh nhân nặng và hóa giải chất dioxin bằng phương pháp châm cứu của Tiến sỹ Phạm Văn Hồi, thuộc Viện Nghiên cứu Năng lượng Vũ trụ.
Nói về  sự gia tăng của bệnh trầm cảm và hoảng loạn, Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Hưng, Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Xét ba vấn đề ngủ nghỉ, ăn uống và vận động, chúng ta có thể thấy một điều, chưa khi nào con người ta biết nghỉ ngơi thật sự. Đi ngủ là lúc cơ thể nghỉ ngơi tốt nhất nhưng trong đầu óc mỗi người vẫn có bao lo toan”.
Hiện nay, một số nước đã có các trung tâm giải độc cho tinh thần và thể xác của con người nhưng tại Việt Nam thì chưa. Số ca bệnh truyền nhiễm, trầm cảm, hoảng loạn ngày càng gia tăng. Ngân sách tung ra cho công tác điều trị rất lớn nhưng lượng người bệnh giảm không nhiều. Chính vì  thế, không chỉ “khỏe” ở cơ  thể mà còn phải “mạnh” trong tinh thần, nội tâm của mỗi người. Chỉ khi tinh thần được khỏe mạnh, lòng người được thư thái, thoải mái thì con người mới ít bệnh tật. Đây chính là hạt giống quyết định mà lâu nay ít ai để ý.
          “Nhiều người mải chạy theo công việc, bon chen trong cuộc sống nên không có được chút thảnh thơi. Bạn phải làm sao để trong sinh hoạt, học tập, làm việc có được sự bình an sâu sắc, tình yêu thương chân thật, hạnh phúc thật sự, niềm an lạc, sự thanh tịnh, thông tuệ và sức mạnh nội tâm…” – Bác sĩ Hưng nhấn mạnh.
Vì thế các chuyên gia rất chú trọng vai trò của Thiền và Yoga trong việc mang lại sự cân bằng tâm lý và thể lý, giúp con người tự bảo vệ trước những áp lực, khó khăn của cuộc sống. Việc tập luyện này giúp làm giảm huyết áp, giảm cortisol gây stress, cholesteron, tăng khả năng sáng tạo và hệ miễn dịch, giảm lo lắng, sinh ra kháng thể chống cúm trong mỗi người.
Chị Nguyễn Thị Thúy Hạnh, một doanh nhân tại Sài Gòn cho biết: “Công việc nhiều khi khiến tôi cảm thấy rất mệt mỏi, nhưng từ khi tập Thiền cùng Yoga Tây Tạng, tôi cảm thấy mình có nhiều chuyển biến tốt về sức khỏe cũng như tinh thần. Tôi bớt nóng giận và thường đưa ra các quyết định trong công việc một cách nhanh chóng, chính xác hơn”.
Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Không chỉ  mang lại sức khỏe cho cộng đồng, Năng lượng Vũ  trụ của ngành Y học bổ sung còn được  ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiến sỹ Đoàn Thị  Băng Tâm đã trình bày cho mọi người thấy sự  thú vị của Năng lượng Vũ trụ trong việc trồng lúa, rau cải, cây ăn trái, chăn nuôi… giúp nông sản sạch, năng suất ổn định, giảm chi phí sản xuất.
Theo Tiến sỹ Tâm, hiện nay việc ứng dụng Năng lượng Sinh học trong đời sống cộng đồng và nông nghiệp đã trở  thành hiện thực và được đông đảo quần chúng tham gia. Việc ứng dụng này được thực hiện từ năm 1997 đến tháng 10 năm 2009, hiện đã có 78 cơ sở áp dụng và ở khắp 3 miền Bắc, Nam và Trung. Diện tích nông nghiệp được bà con nông dân tự canh tác và thử nghiệm lên tới 103,7 ha; trong đó các sản phẩm lúa, chè và tôm cá được truyền năng lượng nhiều nhất.
Năm 2005, sản phẩm “Lúa nhân điện” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Thị Băng Tâm đã đạt huy chương vàng và được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giống lúa này được thực hiện theo cách sản xuất gạo năng lượng, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn ứng dụng Năng lượng Sinh học để trồng cà rốt, trung bình mỗi năm đạt 1,8 – 2 tấn/sào, tương đối ổn định trong 5 năm (từ 2005 – 2009). Chất lượng cà rốt thơm, ngọt, mềm, không có vị hăng, lại an toàn, có thể ăn sống vẫn đảm bảo sức khỏe. 
Việc trồng trọt ứng dụng theo Năng lượng Sinh học không dùng phân bón hóa học, đạm, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu,… nên vốn bỏ ra tiết kiệm rất nhiều. Với cách sản xuất này giúp bảo vệ môi trường, môi sinh và sức khỏe cộng đồng.

Hoài Lương
                                                                     Nguồn: dantri.com.vn

3 nhận xét:

Tân Môn Sinh nói...

Xin cảm ơn truongsinhhocds.blogspot.com đã gửi thư cho tôi.
Thật sự đến với Trường Sinh học là cơ duyên và hiểu được mọi vấn đề mới là quan trọng. Bản thân tôi còn trẻ nhưng đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Nhất là qua cuộc khủng hoảng kinh tế 2 năm vừa qua, tôi gần như phá sản, mất hết tinh thần. Nhưng khi tiếp xúc với Trường Sinh học tôi đã hiểu mình và bắt tay làm lại từ đầu. Trong quá trình tập luyện tôi thấy tinh thần tốt lên và tôi thấy hiệu quả tốt cho sức khỏe và tôi nghĩ phải làm điều gì đó cho mọi người. Tôi có chuyên mục về sức khỏe trong trang web riêng của tôi để chia sẻ về Trường Sinh học Dưỡng sinh. Rất mong Câu lạc bộ chia sẻ thông tin tham khảo về kiến thức cơ bản trong luyện tập Trường Sinh học Dưỡng sinh.

Tên tôi là: NGUYỄN VĂN BỘ (Sinh năm 1976)
Điện thoại: 04.33505212. Di động: 0983242999.

Châu Chí Linh nói...

LỢI ÍCH CỦA Y HỌC BỔ SUNG LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Những năm gần đây, phần đông người dân không còn nhìn nhận Tây y là sự lựa chọn duy nhất của ngành Y tế. Tây y chú trọng trị triệu chứng nhiều hơn là trị tận gốc căn bệnh. Nhiều người còn cho rằng Tây y là một ngành kinh doanh dựa trên sức khỏe của người khác, nên phương pháp trị liệu và chi phí cho thuốc men của Tây y khá tốn kém, không phải ai cũng đủ điều kiện tiếp cận được, đặc biệt là người nghèo. Điều này đã tạo điều kiện cho các môn thuộc ngành Y học cổ truyền, những môn thuộc về Y khoa bổ sung được hình thành, được khôi phục và trưởng thành.
Theo khuynh hướng mới, mở rộng tối đa các phương pháp điều trị bệnh, thúc đẩy sự hình thành của nhiều cơ sở nghiên cứu và điều trị bằng Y học bổ sung. Trường Đại học Quốc tế mở rộng Y học Bổ sung (OIUCM) tại Colombia, Sri Lanka, Trung tâm Quốc gia Y khoa thay thế và bổ sung Hoa Kỳ (NCCAM), Cơ quan Y khoa bổ sung Úc châu… là những địa chỉ khá tin cậy về Y học bổ sung. Điều đó cho thấy, tại các quốc gia phát triển, ngành Y học bổ sung được nhìn nhận một cách chính thức và phát triển song hành cùng với Y học truyền thống, Y học hiện đại. Cái tên “Ngành Y học bổ sung” thoạt nghe thấy có vẻ xa lạ, nhưng thực ra nó rất gần gũi với phương pháp trị liệu của người Á Đông nói chung và người Việt Nam, hay Trung Quốc nói riêng. Ngành Y học bổ sung bao gồm các môn: Đông y (dược thảo), Châm cứu, Bấm huyệt, Thiền, Yoga, Trường Năng lượng Sinh học (hay Trường Sinh học), Liệu pháp dưỡng sinh bằng Vitamin…
Thực tế đã có một số hội nghị, hội thảo cấp tỉnh, cấp ngành ở Việt Nam bàn về các môn phái của ngành Y học bổ sung trị bệnh không dùng thuốc và đã có khá đông người dân tập luyện theo các phương pháp này mang lại hiệu quả khá. Nhiều nơi đã thành lập các hội, trung tâm, câu lạc bộ,… thu hút khá đông người dân tham gia luyện tập, nhưng cũng có nơi còn nặng tính tự phát theo phong trào. Tóm lại, lợi ích của các môn thuộc ngành Y học bổ sung là có thật, không thể phủ nhận.

Biên Tập Viên nói...

Y khoa nói chung là ngành học chuyên nghiên cứu về bệnh tật, những phương thức phòng bệnh và trị bệnh, bảo vệ sức khỏe con người. Đông y tượng trưng bởi nền y học Trung Hoa đã có từ nhiều ngàn năm trước đây, chủ yếu dùng dược tính của các loại cây cỏ để trị liệu bệnh tật. Tây y được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Tây Phương chủ yếu dựa trên các dược phẩm hoá chất, được bổ sung bằng phẫu thuật, năng lượng. Hiện nay Tây y chiếm được ưu thế trong việc chữa trị bệnh tật, được nhiều quốc gia Tây Phương nhìn nhận là một ngành Y học chính thống. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có Tây y mới có thể chữa trị được bệnh tật, bảo vệ được sức khỏe con người. Thực tế nhiều môn thuộc ngành Y học bổ sung như: Khí công, Châm cứu, Yoga, Nhân điện, Trường Sinh học, Dưỡng sinh Tâm năng,… trong nhiều trường hợp cụ thể cũng đã chữa trị được bớt bệnh, đẩy lui bệnh tật, phòng ngừa được ốm đau, bảo vệ và nâng cao được sức khỏe con người.
Y học hay thuốc men, Đông y hay Tây y, dược thảo hay hoá chất đều có thể chữa trị được bệnh tật cho con người,… Nhưng sức khỏe con người không chỉ dựa vào dược liệu, thuốc men mà sức khỏe con người còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác. Ngoài những yếu tố vật chất hữu hình, sức khỏe con người còn tùy thuộc nhiều yếu tố tâm lý, tư tưởng, tình cảm, tâm linh, siêu hình,… Đây là điều rất hiển nhiên và cũng vô cùng thực tế, chúng ta không cần phải dẫn giải hay chứng minh điều gì cả, nhưng cũng trên thực tế rất ít người chú ý những điều này và thật là phi lý khi chúng ta chỉ nhìn nhận giá trị của các ngành học Tây y, không coi trọng những ngành Y học khác, không liên kết các ngành học thuật khác trong việc trị liệu bệnh tật, bảo vệ sức khỏe con người.