Nâng niu chồi xanh |
Ấn tượng tôi không ngờ tới là số người đăng ký học khóa 13 này rất đông, mỗi ngày 2 lớp (sáng, chiều) với số lượng học viên 180 người, trong lúc đó nghe nói số người đăng ký trên 500. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là những người thầy truyền thụ môn học, họ xứng đáng là “lương y như từ mẫu” mà trong đời thường hiện nay ta ít khi bắt gặp.
Những “người thầy” của lớp học không nhiều, họ chỉ là 3 người làm nhiệm vụ mở “luân xa”, truyền thụ kiến thức về “Trường Sinh học” và khoảng mươi người trợ giảng làm nhiệm vụ hỗ trợ chữa bệnh và quản lý lớp học. Không biết trước đây, những người thầy này khi học xong có phải thề lời thề Hippocrate về y đức hay không? nhưng trong thực tế chính họ là người tiêu biểu cho tấm lòng vị tha, hết lòng vì người bệnh, vì học viên.
Tấm lòng và đức hy sinh của họ thể hiện trước hết là sự tự nguyện, tuyệt đối không vụ lợi. Học viên đến học, được truyền thụ kiến thức, được điều trị bệnh mà không phải đóng góp bất cứ một khoản nào. Các thầy cũng như những người trợ giảng “đều ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Điều làm chúng tôi cảm động là các thầy xem người bệnh và học viên như người thân, thậm chí là ân nhân của mình. Trong tâm niệm của các thầy, họ chỉ là những người đi trước, học trước, nay có trách nhiệm truyền thụ lại cho những người sau. Vì thế chỉ một tiếng gọi là “thầy”, họ cũng không muốn; chỉ cần gọi “anh Danh”, “chú Danh” là được. Học viên được học, được chữa bệnh không mất tiền, lại được các thầy cảm ơn vì đã đến với họ, ai mà không cảm động, không mang ơn.
Từ lớp học “Tâm năng dưỡng sinh” này nghĩ lại những gì đã xảy ra tại các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước cũng như tư nhân lại thấy buồn. Không phải tất cả, nhưng có thể nói không ít cơ sở khám chữa bệnh nơi này hay nơi khác đối xử với người bệnh thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tấm lòng thương yêu, từ đó có những cách ứng xử giao tiếp làm phiền lòng người bệnh, gia đình và người thân của họ. Chúng ta có thể gặp không ít người được gọi là thầy thuốc với thái độ bàng quang, ăn nói cộc lốc, khám bệnh qua loa, thậm chí không nhìn mặt người bệnh; không có “phong bì” lót tay thì bị ghẻ lạnh, hắt hủi; người bị bệnh bình thường thì cho làm đủ thứ xét nghiệm để thu được nhiều tiền, bất chấp hoàn cảnh khó khăn của người bệnh…
Học lớp “dưỡng sinh” với tôi cũng có vài vị đầu ngành y tế địa phương, họ cũng thừa nhận sự trong sáng, chân thành và tấm lòng vị tha, thương yêu người bệnh và học viên của những người thầy đứng lớp cũng như trợ giảng. Mong rằng những tấm lòng đó không chỉ giới hạn ở một lớp học mà lan tỏa, trở thành “văn hóa chữa bệnh” ở tất cả các cơ sở y tế của tỉnh nhà thì hay biết bao.
HỒNG LÊ
Nguồn: Bao Binh Thuan Online (09/3/2012)
2 nhận xét:
Năm nay tôi đã 58 tuổi, sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chứng bệnh mắc phải làm tôi cực khổ vô cùng. Đó là: Gai đôi cột sống 4 đốt, thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng, lại thêm chứng đau khớp và viêm họng mãn tính. Tôi bắt đầu theo học Trường Sinh học từ tháng 7 năm 2010 và mỗi ngày thu xếp ngồi tập 3 lần. Sau khi tôi học môn này thì sức khỏe khá lên nhiều so với trước.
Sau khi đi học Trường Sinh học về được một tháng thì tôi bị đau bệnh zona thần kinh (giời leo) ở ngay trên mặt bên phải. Tôi đã được cô Thu và chú Dũng phụ bệnh cho tôi thật nhiệt tình. Chỉ một thời gian ngắn tập luyện là tôi khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Tôi có cảm nhận môn học này thật là vi diệu, đó chính là nhờ phương pháp tập luyện hiệu quả của việc ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học.
Tôi tiếp tục tập luyện thêm hai tháng nữa thì thấy bệnh gai và thoái hóa cột sống của tôi bớt hẳn, nhưng bệnh khớp xuất hiện, sưng 2 bên đầu gối không đi lại được. Tôi kiên trì tiếp tục tập luyện và được chú Nhựt động viên và phụ bệnh giúp cho tôi, thế rồi cũng ổn.
Sau gần 2 năm tập luyện đến nay có thể nói là kết quả rất tốt, mọi bệnh đều bớt trên 80% rồi, thật là tôi không biết nói gì hơn. Đúng là mọi sự cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ của các cô, các chú cấp cao hơn đã làm chuyển đổi tôi cả về Tâm Đức, trí tuệ và sức khỏe. Sống vui, sống khỏe đã giúp tôi tự xây dựng cho mình được lòng nhân ái và biết yêu thương mọi người sâu sắc hơn.
Môn sinh LÊ THỊ LÝ (58 tuổi).
Đồng Trường I, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0975957961.
Tôi bị viêm đại tràng và viêm mũi dị ứng mãn tính. Qua xét nghiệm tại bệnh viện thì thấy gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và cholesterol máu cao. Năm 2010 tôi theo học Trường Sinh học tại Bình Thuận và thường xuyên tập luyện đều đặn từ đó đến nay, mỗi ngày tôi ngồi tập 2 lần, mỗi lần trung bình là 75 phút. Kết quả là tất cả các chứng bệnh của tôi gần như là đã khỏi hẳn, đã một năm nay tôi không cần phải dùng đến thuốc và cũng chẳng cần phải đi khám bệnh ở đâu nữa. Riêng bệnh viêm đại tràng mãn thì thỉnh thoảng tôi ăn đồ sống hoặc ăn nhiều mỡ thì đôi lúc thấy quặn đau nhẹ, nhưng nếu ngồi tập ngay thì hết. Tổng kết lại tôi thấy sau 10 tháng tập luyện thì bệnh tôi bớt được trên 90%, thế cũng là tuyệt vời lắm rồi.
Khi ngồi thiền tôi tự cảm nhận thấy có dòng năng lượng đi vào các Luân xa. Riêng ở Luân xa 6 thì thỉnh thoảng có thấy vầng ánh sáng lòa dần dần thu nhỏ lại. Hiện tượng này xảy ra khoảng chừng từ 5 – 10 phút. Lúc này hai lòng bàn tay tôi ấm lên và như cứng lại, các đầu ngón tay như có kim chích,… Tôi chịu khó tập luyện thấy hiệu quả rất tốt, da mặt trở nên hồng hào, thân thể khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng. Đáng nói hơn là tính tình trầm tĩnh không còn nóng nảy như xưa, lúc nào cũng thấy vui vẻ, ít giận hờn dù đôi lúc bị người khác nói mỉa, nói xóc.
Tóm lại, thiền làm cho con người tôi cảm thấy cần phải sống tốt hơn, sống yêu đời hơn, không còn thấy tuổi già nữa. Tôi thành kính tri ân Tổ Sư Đasira Narada và các đồng môn Trường Sinh học cùng tất cả quý vị có Tâm truyền bá môn học rất hữu ích này cho đời, nhất là những bệnh nhân nghèo như chúng tôi.
Môn sinh TRẦN VĂN TÌNH (64 tuổi).
Xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 01668577658.
Đăng nhận xét