Con người ai cũng muốn khỏe mạnh, không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai
tránh khỏi hiểm họa này. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y
dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không
phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó,… Và, thuốc cũng
không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side
effect). Hơn hai ngàn năm qua Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn
tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh
được lợi ích của loại “thuốc” này. Loại thần dược đó là THIỀN.
Khoảng 50 năm qua, nhiều bệnh viện
và bác sĩ người Âu không những dùng Thiền để chữa trị bệnh tâm thần mà còn chữa
nhiều loại bệnh khác, ngay cả bệnh AIDS (Sida), bệnh ung thư,… Dưới đây sẽ dẫn
chứng mười thứ bệnh căn bản được điều trị bằng Thiền bởi bệnh viện và y giới
trên thế giới.
1. BỆNH TIM (Heart disease):
Nguyên nhân chính do chế độ ăn uống. Thức ăn có quá nhiều mỡ,
dầu, muối, quá nhiều thịt và cá nhưng ít rau quả. Về tinh thần thì vì quá lo âu
phiền muộn và hay nóng nảy, giận hờn. Chế độ ăn uống và tinh thần bất ổn là hai
nguyên nhân chính tạo ra nhiều thứ bệnh, nhất là bệnh tim. Bác sĩ Dean Ornish
viết nhiều tác phẩm trình bày cách chữa bệnh tim như cuốn “Dr. Dean
Ornish’s Program for Reversing Heart Disease” (Chương trình phục hồi bệnh tim
của Bác sĩ Dean Ornish).
Hơn 10 năm trước đây một bài trên nhật
báo Los Angeles Times cho biết, Bác sĩ Dean Ornish chữa những bệnh nhân mắc
bệnh tim hiểm nghèo cần phải mổ, nhưng ông không mổ mà chỉ áp dụng ba phương
pháp là cho bệnh nhân ăn chay, tập thể dục và ngồi Thiền. Kết
quả đạt 85%. Các hãng bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance Companies) lớn như
Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha tài trợ cho mỗi người bệnh 3.500 Mỹ
kim để chữa bệnh tim theo phương pháp này.
Bác sĩ Herbert Benson và các đồng
nghiệp của ông làm việc trong các phòng thí nghiệm và giảng dạy tại đại học y
khoa Harvard (Mỹ), thường khuyến khích thực hành lối thư giãn để
chữa bệnh. Trong cuốn sách có tựa đề “Kết
quả việc thư giãn” (The Relaxation Response) chứng
minh rằng một người ngồi Thiền từ 10 đến 20 phút mỗi lần, ngày
hai lần là có thể chữa trị được các chứng bệnh về tim, cao áp huyết, đau nhức
kinh niên, mất ngủ thường trực và nhiều loại tâm bệnh và thân bệnh khác. Các
bệnh này sinh ra do tình trạng căng thẳng nơi những con người quá ham muốn; ham
giàu, ham quyền, ham của.
2. VIÊM GAN (Hepatitis):
Ba loại vi khuẩn làm viêm gan là Hepatitis A, B và C. Loại A
không nguy hiểm nhưng hai loại kia rất đáng ngại. Nguyên do của bệnh gan được
khoa học khám phá là do tình trạng căng thẳng tinh thần làm gan tiết ra kháng
chất để đối trị và làm cho hệ thống miễm nhiễm của gan yếu dần rồi dẫn đến tình
trạng viêm gan.
Một bài viết trên mạng với nhan đề “Tại sao Thiền có thể giúp chữa trị bệnh gan loại C” (Why Meditation May Help Hepatitis C). Bài viết trả lời được tóm lược như sau:
Một bài viết trên mạng với nhan đề “Tại sao Thiền có thể giúp chữa trị bệnh gan loại C” (Why Meditation May Help Hepatitis C). Bài viết trả lời được tóm lược như sau:
“Lúc lớn con người mới biết
giữa bệnh và khủng hoảng tâm thần có một sự liên hệ mật thiết. Lúc tinh thần bị
khủng hoảng hay giận hờn, cơ thể tiết ra những hóa chất và được dẫn vào đường
máu để gia tăng sự đối kháng. Lúc đó người bị CĂNG THẲNG có các triệu chứng :
- Thở nhanh hơn
- Nhịp tim đập nhanh
- Nhức mỏi
Các phản ứng vật lý vừa kể nhằm đẩy mạnh khả năng của người
lúc cơ thể bị đe dọa. Tuy nhiên, cơ thể con người thường không có lối thoát cho
những năng lượng dư thừa. Vì thế, việc đầu tiên mà con người chống lại stress
(CĂNG THẲNG) là tạo điều kiện cho cơ thể thư giãn trở lại bằng cách lắng đọng
tâm tư, thở nhẹ nhàng,… Thiền giúp con người vượt qua sự căng thẳng của cơ thể
và sẽ được thư thái.
Do những kết quả cụ thể trong việc làm giảm căng thẳng và cải
tiến sức khỏe nên Thiền được nhiều nơi ở Tây phương sử dụng”. (by
Nicole Cutler, L.Ac).
3. BAO TỬ, TIÊU HÓA (Stomach, Digestion):
Bệnh bao tử (đau dạ dày) có nhiều chứng như loét bao tử, bao
tử có nhiều acid, ăn khó tiêu,… Cách chữa trị bằng thuốc Nam là uống bột
nghệ đen, hoặc Âu dược như Tums, Antacid / calcium supplement. Về chứng khó
tiêu hóa thì nhiều bác sĩ quốc tế áp dụng phương pháp Thiền như thông tin dưới
đây.
Thiền giúp tiêu hóa: “Thiền đang
mang đến những lợi ích cho con người khắp thế giới, vì thiền làm giảm căng
thẳng giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Những kỹ thuật về Thiền giúp sự tiêu hóa,
được đón nhận nồng nhiệt bởi các chuyên gia y tế toàn cầu, vì hàng ngàn kết quả
thành công được công bố…”
4. BỆNH PHỔI (Lung Disease):
Bệnh phổi cũng có nhiều loại như: Ung thư phổi, Suyễn và Ho
lao (tuberculosis). Việc chữa trị bệnh ho lao cần có bác sĩ chuyên khoa cho
chích thuốc trụ sinh. Mới đây, tháng 12/2009, Đại học Leicester và
Nothingham hướng dẫn nghiên cứu và tìm thấy những genes mới của bệnh phổi:
“Khoa học gia vừa khám phá ra năm sự khác biệt về di truyền
liên hệ đến sự lành mạnh của phổi người (human lung). Sự nghiên cứu được thực
hiện bởi một đại công ty hỗn hợp, gồm có 96 nhà khoa học của 63 trung tâm từ Âu
châu và Úc, đã chiếu rọi một tia sáng mới trên cơ bản phân tử của bệnh phổi. Sự
khám phá mới này hy vọng sẽ dẫn đến một sự chữa trị tốt hơn cho các các bệnh về
phổi như chứng tắt nghẽn kinh niên (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) và
bệnh suyễn (ashma)”.
Bệnh suyễn do khí quản bị viêm, làm
bệnh nhân khó thở, cổ bị khò khè, ngợp thở, buồng ngực có cảm giác chật lại và
phổi giảm hoạt động. Suyễn không chỉ dành cho người lớn mà các lứa tuổi đều có
thể bị. Ngày nay, nhiều người ứng dụng phương pháp Thiền không những để giảm
căng thẳng, lo âu, phiền muộn để hạ áp huyết, hồi phục giấc ngủ, tiêu hóa dễ
dàng,… mà còn giảm bớt bệnh suyễn, sống đời vui vẻ hạnh phúc.
Tuần báo “The New York Times” số ra
ngày 14/8/2003 với tựa đề lớn: “Phải chăng đạo Phật là tốt cho sức khỏe?”
(Is Buddhism Good for Your Health?) đã viết:
“Những thí nghiệm trên vị sư tại Madison đang bắt đầu tách ra những nghiên cứu
nhỏ nhưng đầy khích lệ cho thấy thiền Phật giáo không những ảnh hưởng đến những
cảm xúc mà còn đặc biệt cho cơ thể nữa. Thiền cũng có thể áp dụng cho những
người không phải Phật tử để giảm căng thẳng, giảm buồn chán, phát triển những
điều tốt cũng như tăng cường hệ miễn nhiễm. Tinh thần lành mạnh sẽ ảnh hưởng
đến hoạt dộng của cơ thể là điều mà các nhà khoa học đang từng thích nghiên
cứu, đặc biệt là những liên hệ giữa thần kinh, những hệ miễn nhiễm và nội
tiết…”
Đoạn văn trên, một lần nữa, cho
thấy tâm (mind) ảnh hưởng rất nhiều đến thân (body),
đặc biệt là làm gia tăng hệ miễn nhiễm nhằm bảo vệ các tế bào trong cơ thể,
tăng sức khỏe chống bệnh tật. Và Thiền đã giúp con người có được khả năng đó.
5. BỆNH THẬN (Kidneys):
Bệnh thận có nhiều loại: sạn (sỏi) thận. Cách chữa là giải
phẫu hoặc dùng Âu dược. Một trong những loại thuốc hiệu nghiệm thông thường là Pipérazine
(thuốc Pháp), thuốc này có thể làm cho sạn vỡ và ra theo đường tiểu. Ngày
nay, theo lối tân tiến, y khoa dùng phương pháp bắn sạn bằng tia laser. Thận
cũng thường dễ bị suy yếu nếu người bị tiểu đường. Thận yếu hoặc bị bệnh sẽ tạo
nên tình trạng hiếm muộn, gia đình thiếu hạnh phúc.
“Một khám phá của Bác sĩ Benson, Đại học y khoa Havard (Mỹ)
đã từng nghiên cứu và thí nghiệm thiền trên sức khỏe và cơ thể con người. Trong
sách The Relaxation Response (Hiệu quả của Thư giãn, xuất bản 1975, ref. Braphan Ukranun
1998 pp.111) giới thiệu khái niệm về Thiền cho nhiều người Mỹ, ông viết rằng Thiền
có thể chữa được nhiều thứ bệnh nặng như ung thư, vì Thiền giúp bệnh nhân giảm
căng thẳng, gia tăng sức đề kháng chống ung thư và biết cách điều tiết cuộc
sống. Ông tìm thấy: buồn, chán nản, cô đơn và tuyệt vọng, những điều kiện về
tâm lý thường thấy nơi những người tây phương, có thể được thuyên giảm nhờ Thiền.
Một phần của sự giảm căng thẳng sẽ giúp cải thiện các bệnh tim và cao áp huyết.
Nhưng điều thú vị nhất là Thiền có thể giúp chữa những bệnh hiếm muộn, khó có
con. BS Benson nói những người hiếm muộn là vì buồn, lo và nóng nảy giận hờn, nhưng
chỉ cần hành Thiền đều đặn họ sẽ trở nên khỏe và mạnh, có niềm tin, nhiều phấn
khởi thì dễ có con. Thiền mà BS Benson đề cập, với những kết quả tốt như đã
nói, là Thiền thở và Thiền chú. Lặp lại nhiều lần câu thần chú sẽ mang lại an
bình. BS Benson cho rằng Thiền minh sát (insight meditation) cũng có thể là tốt
nhất”.
6. HIV/AIDS (Human immunodeficiency virus)
Scanning electron micrograph of HIV-1 (in green) budding from
cultured lymphocyte. Multiple round bumps on cell surface represent sites of
assembly and budding of virions. HIV (Human
immunodeficiency virus)
là một loại vi khuẩn lentivirus thuộc nhóm retrovirus,
chúng tàn phá hệ thống miễn nhiễm (acquired immunodeficiency syndrome: AIDS)
làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn HIV giết dần bạch huyết cầu CD4+T
(a type of white blood cell or leukocyte). Những người căng thẳng thần kinh
cũng dễ làm cho nhóm bạch huyết cầu CD4+T này bị suy giảm; làm tăng gia tốc độ
phá hoại hệ miễn nhiễm. Loại vi khuẩn này lan truyền qua bốn đường: đường máu,
đường sinh dục, sữa người mẹ và kim chích.
Tháng 7 năm 2008, Đại học UCLA có
cuộc thí nghiệm của Giáo sư, Tiến sĩ Jon Kabat Zinn về chữa trị bệnh AIDS,
chương trình 8 tuần “Thiền Chánh niệm Giảm căng thẳng MBSR
(Mindfulness Based Stress Reduction). Trung bình, người ngồi Thiền có số lượng
bạch huyết cầu CD4+T tăng lên 20, còn người không ngồi Thiền bị sụt giảm mất
185 CD4+T. Với kết quả này cho thấy Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation)
làm gia tăng bạch huyết cầu CD4+T; là loại bạch huyết cầu có khả năng làm chậm
hay chặn đứng sự phát triển của bệnh AIDS.
Ngày 16/4/2009 tiến sĩ Jon Kabat-Zinn
xuất bản thêm một tác phẩm mới với tựa đề “Opening to Our Lives – Jon Kabat-Zinn's Science of Mindfulness (Khoa học của sự
tỉnh thức). Tác giả có khoảng 10 tác phẩm về Thiền và Trị liệu dưới
dạng CD và sách. Độc giả có thể tìm qua mạng các thông tin Thực hành Thiền
Chánh niệm, miễn phí (Free Information on Mindfulness Practices. Transform
yourself!).
Function of T helper cells: Antigen
presenting cells (APCs)
present antigen on their Class II MHC molecules (MHC2).
Helper T cells recognize these, with the help of their expression of CD4
co-receptor (CD4+). The activation of a resting helper T
cell causes it to release cytokines and other stimulatory signals (green
arrows) that stimulate the activity of macrophages, killer T cells and B cells, the latter producing antibodies.
THIỀN PHẬT GIÁO VÀ SỨC KHỎE.
(Lược dịch từ bài Buddhist
Meditation and Health)
“Những căn bệnh trong thời đại tân tiến hiện nay, như: ung
thư, Aids hoặc những bệnh do các điều kiện tâm lý phát sinh vì bức xúc và căng
thẳng trong cuộc sống hàng ngày, tạo ra những biến chứng phức tạp khó chữa trị.
Vì thế, y tế hiện đại đã từng khởi công tìm những phương pháp chữa trị khác cho
những triệu chứng vừa nói, và để giúp con người phục hồi cuộc sống lành mạnh.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện một cách khách quan trong khoa học y dược. Tuy
vậy, trong lĩnh vực tâm linh, chúng ta tìm thấy những học lý và thực hành của
Phật giáo có thể được sử dụng để mang lại an lạc hạnh phúc cho tinh thần và thể
xác của con người. Đặc biệt, Thiền đã mang đến những kết quả hữu ích cho những
người biết và thực hành Thiền.
Vì vậy, nhiều bác sĩ hiện đại thừa nhận rằng tâm (mind) có thể kiểm soát những hoạt
động của cơ thể. Tâm là một nguyên nhân chính gây nên bệnh cho cơ thể, và chính
tâm cũng có thể làm cho con người
hết bệnh. Học để hành Thiền có thể làm cho thân và tâm cùng phát triển, đồng
thời cũng cải thiện sức khỏe. Trong thời đại tân tiến này chữa bệnh ung thư (chẳng
hạn), đều dựa vào khoa học và kỹ thuật như giải phẫu hoặc dùng tia tử ngoại.
Mặc dù những cách chữa trị tân tiến này được thiết lập bằng y dược hiện đại;
nhưng tại Thái Lan, hiện nay, một phương pháp chữa trị các bệnh rất đáng được
chú ý, đó là một lối sống cân bằng (holistic life). Một nhóm đã được thiết lập
thực hành lối trị bệnh mà Bác sĩ Sathit Intharakamhaeng đề nghị. Phương pháp này
quan tâm tìm hiểu thiên nhiên vận hành như thế nào trong đời sống của chúng ta,
bao gồm duy trì chế độ ăn uống thích hợp. Hơn nữa, điều quan trọng là tìm xem
những tiến trình tâm lý và học cách ngồi Thiền.
Thực ra, một cuộc sống tự nhiên không chỉ có nghĩa là ăn uống
hợp với thiên nhiên. Cũng không có nghĩa là thay đổi và điều chỉnh lối sống của
chúng ta, mà học cách ngồi Thiền, học cách làm giảm căng thẳng trong cuộc sống
hằng ngày…” (Theo Cheowit’ 1998, pp.37).
Theo cách này, BS. Sathit dùng một lời Phật dạy: Rỉ từ sắt mà
ra, nó có thể làm mòn sắt. Tâm
(mind) của con người cũng thế, nếu chúng ta biết cách ngồi Thiền để tâm sản xuất những ý nghĩ tốt thì cơ
thể của chúng ta sẽ khỏe mạnh và sức khỏe tốt hơn, tâm phát sinh những ý nghĩ xấu thì cũng giống như rỉ sắt, chúng ta
khó có thể tránh được nguy hiểm…
Sự thiếu thăng bằng giữa cơ thể và tâm hồn là nguyên nhân
chính tạo ra bệnh và lây lan những bệnh khác. Cơ thể tự nó trị liệu được bệnh
tật. Bác sĩ O. Carl Simonton, thuộc Trung tâm điều trị ung thư ở California, là
một chuyên gia lão luyện trong việc sử dụng phương thức truyền thống để chữa
bệnh ung thư, cũng từng nghiên cứu sự liên đới giữa cơ thể và tâm hồn để chữa
bệnh này. Ông thí nghiệm trên 10 năm và tìm thấy rằng cơ thể có một khả năng tự
nhiên có thể tự chữa bệnh. Dùng thuốc thích hợp có thể giúp cơ thể có khả năng
tự chữa trị, nhưng yếu tố quan trọng nhất là bệnh nhân phải sẵn sàng tham dự
vào. Sự tấn công của ung thư cho thấy cơ thể của chúng ta cần được điều chỉnh
và cải thiện. Thí dụ, chúng ta cần phải giải tỏa sự căng thẳng để có an lạc
hoặc làm cho cơ thể bình thản. BS Simonton chứng minh rằng Thiền rất hiệu quả
cho việc chữa trị bệnh ung thư,… Từ quan điểm một cuộc sống cân bằng, bệnh ung
thư do tâm và thân tạo thành. Nếu một người không thể thay đổi tâm thì họ cũng
không thể thay đổi thân…”
“Tỳ kheo Buddhadasa nói: Thiền có thể trị các bệnh thân và
tâm. Ông cho thấy thở trong chánh niệm là điều rất quan trọng. Chúng ta càng
điều tức được hơi thở thì càng trở nên có khả năng chống lại bệnh tật. Thở là
một động tác cơ bản của con người và do đó nó mang đến một liên hệ cho việc cân
bằng bình thường đối với cơ thể chúng ta. Ông tiếp: “Chúng ta phải nhận thức
rằng hơi thở ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, đến ý nghĩ, đến sự tỉnh thức và
đến những cơ cấu khác trong cơ thể chúng ta. Gan, thận, ruột và bao tử đều liên
hệ đến hơi thở của chúng ta…”
7. UNG THƯ (Cancer):
Ung thư đại tràng nhìn từ máy nội soi. |
“Bác sĩ phân tâm học Ainslie Meares, công bố những nghiên cứu liên tục
trong các năm 1960 với tựa đề “Giảm bệnh không cần thuốc” (Relief
Without Drugs). Trong bản công
bố ông ghi lại những kỹ thuật Thiền đơn giản (từ
Ấn giáo, vì có lẽ ông chưa biết Thiền Phật giáo): Thiền là một trong các
phương cách hữu hiệu có khả năng chữa trị các bệnh lo âu, sợ hãi, giảm căng
thẳng và đau nhức thường trực”(7), làm
cho cơ thể hoạt động bình thường, hệ miễn nhiễm tăng trưởng giúp bệnh nhân ung
thư được thư giãn, thoải mái, bớt bệnh.
Khoa học gia Jon Kabat-Zinn, tại đại học UCLA, Los Angeles, California, cũng sử dụng Thiền Chánh niệm trong chương trình Thiền thư giãn MBSR (Mindfulness Based Stress Reduction) để trị bệnh ung thư. Một thí nghiệm 90 bệnh nhân được công bố cho thấy 31% giảm được sư căng thẳng buồn lo và 67% giảm tâm tính bất thường làm gia tăng sức đề kháng của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh ung thư thuyên giảm.
Khoa học gia Jon Kabat-Zinn, tại đại học UCLA, Los Angeles, California, cũng sử dụng Thiền Chánh niệm trong chương trình Thiền thư giãn MBSR (Mindfulness Based Stress Reduction) để trị bệnh ung thư. Một thí nghiệm 90 bệnh nhân được công bố cho thấy 31% giảm được sư căng thẳng buồn lo và 67% giảm tâm tính bất thường làm gia tăng sức đề kháng của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh ung thư thuyên giảm.
8. ĐAU KHỚP (Rhumatoid Arthritis)
“Bệnh viêm khớp (Rheumatoid
arthrititis – RA) là một loại bệnh kinh niên, có thể bị một hay nhiều khớp.
Triệu chứng: chỗ khớp bị đau, sưng, hoặc cứng, da xung quanh khớp bị đỏ, nóng,
bệnh nhân khó di chuyển. Có trên 100 loại đau khớp khác nhau”.
Cách chữa trị ngày nay là dùng
thuốc, châm cứu, đấm bóp. Nhưng có nhiều thứ thuốc gây phản ứng phụ như mòn
xương, hại thận,… Nhiều nhà khoa học cũng đã thí nghiệm và khám phá ra một loại
thuốc rất công hiệu, mà nhiều người trong nhà Phật đã áp dụng hơn hai ngàn năm
qua, đó là Thiền. Thiền giúp người bệnh thoải mái, vui vẻ, an lạc, yêu đời nên
tránh được rất nhiều thứ bệnh. Tạp chí ScienceDaily số ra ngày 02/10/2007
cho ta thấy điều đó.
9. THỜI MÃN KINH (Hot Flashes: Vụt nóng):
Hot flashes (vụt nóng trong người) xảy ra ở thời kỳ mãn kinh
của phụ nữ, do kích thích tố estrogen bị giảm lúc lớn tuổi, làm mệt mỏi, chán
nản, mất ngủ, ra mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn,… vùng mặt, cổ, ngực bị đỏ và có
cảm giác nóng hoặc máu chạy rân rân trong người. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm.
Tây y chữa trị bằng cách thay thế chất hormone (Hormone Replacement Therapy).
Ngày nay khoa học sử dụng Thiền Quán niệm, hoặc Thiền Chánh niệm làm cho bệnh
nhân cảm thấy giảm căng thẳng buồn phiền và cảm thấy yêu đời, quên luôn bệnh
tật.
10. TIỂU ĐƯỜNG (Diabetes)
Tiểu đường thường xảy ra ở những người mập (không hạn định
tuổi tác), ít hoạt động và ăn nhiều chất ngọt. Thức ăn tiêu hóa biến thành chất
đường glucose (công thứ hóa học: C6H12O6), chất này được hấp thụ vào máu để
nuôi dưỡng các tế bào, nhưng để vào được tế bào, cần phải có chất xúc tác
insulin. Tụy tạng có chức năng sản xuất insulin, nhưng vì một biến chứng nào đó
cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng insulin nên đường glucose không vào tế bào
mà tồn đọng trong máu. Sau nhiều năm lượng đường gia tăng trong máu gây bệnh
tiểu đường. Bệnh này dễ gây ra các bệnh về tim, cao áp huyết, thận, mất ngủ và
nhức mỏi.
Cách chữa trị: Bệnh nhân thường được
khuyên nên đi bộ, tập thể dục và ăn kiêng; tránh các thức ăn có nhiều đường và
uống thuốc theo toa bác sĩ.
Nhưng nhiều năm qua, bác sĩ và các khoa học gia đã thí nghiệm và cho thấy: Thiền giúp người bệnh vui vẻ, yêu đời giảm căng thẳng, vì mỗi lúc căng thẳng thì lượng đường trong máu gia tăng. Một bài báo tìm thấy trên web, đề ngày 24/7/2006 tựa đề Meditation and the Art of Diabetes Management (Thiền và Kỹ thuật Quản lý bệnh Tiểu đường). Tác giả Jeseph B. Nelson ngồi Thiền 34 năm và dạy Thiền 9 năm qua cho biết: Mỗi ngày ngồi Thiền khoảng 30 phút sẽ làm bệnh nhân thư thái, yêu đời, giảm căng thẳng, ổn định tâm thần nên giảm hoặc tránh được nhiều thứ bệnh. Các cuộc thí nghiệm của bác sĩ Dean Ornish, Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn như đã trình bày trong mục bệnh tim cũng cho thấy điều đó.
Nhưng nhiều năm qua, bác sĩ và các khoa học gia đã thí nghiệm và cho thấy: Thiền giúp người bệnh vui vẻ, yêu đời giảm căng thẳng, vì mỗi lúc căng thẳng thì lượng đường trong máu gia tăng. Một bài báo tìm thấy trên web, đề ngày 24/7/2006 tựa đề Meditation and the Art of Diabetes Management (Thiền và Kỹ thuật Quản lý bệnh Tiểu đường). Tác giả Jeseph B. Nelson ngồi Thiền 34 năm và dạy Thiền 9 năm qua cho biết: Mỗi ngày ngồi Thiền khoảng 30 phút sẽ làm bệnh nhân thư thái, yêu đời, giảm căng thẳng, ổn định tâm thần nên giảm hoặc tránh được nhiều thứ bệnh. Các cuộc thí nghiệm của bác sĩ Dean Ornish, Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn như đã trình bày trong mục bệnh tim cũng cho thấy điều đó.
Qua
mười chứng bệnh và cách chữa trị như trình bày cụ thể trên, do các nhà khoa học
chứng nghiệm, cho thấy Đức Phật nói đúng: “Vạn pháp do Tâm tạo”, bệnh
tật cũng thế. “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” không ai tránh khỏi, nhưng ba độc tố “Tham
– Sân – Si” là đội quân chính quy mạnh nhất (three poisons),
giết dần các tế bào sống trong cơ thể, làm hại hệ thống miễn nhiễm, cơ thể dần suy
yếu, tạo cơ hội cho các bệnh tật phát sinh, giảm tuổi thọ và gia tăng đau khổ.
Thiền sẽ giúp con người sống hài hòa, thân tâm an lạc, giảm thiểu hầu hết các
bệnh tật, tạo một đời sống hạnh phúc và có ý nghĩa. Những người không tin Phật
cũng có thể Tu Thiền hoặc niệm danh hiệu một lãnh tụ nào đó mà mình ưa thích,
nhưng phải là một lãnh tụ không tham sân si, mới mong có kết quả.
Thiền, làm sao thực hiện? Qúy vị nên tìm kiếm
một vị biết rõ về Thiền để được hướng dẫn trực tiếp và cụ thể. Có nhiều phương
pháp ngồi thiền để thư giãn, giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và
sống đời an vui. Hiện nay
đang có một phong trào rộng lớn là Thiền khai mở Luân xa hay còn gọi là Thiền
Trường sinh học tự trị bệnh. Dù theo trường phái nào thì điều quan trọng hàng
đầu của Thiền là tập trung tư tưởng (focus your mind, concentrate yourself)
đừng để mind dong ruổi như con khỉ; leo cành này qua cành khác;
(tâm viên ý mã: tâm như con vượn, ý như con ngựa là điều không nên). Tâm hồn
luôn an lạc, thảnh thơi, vui vẻ, không lo âu phiền muộn. Quá khứ đã qua rồi,
tương lai thì chưa đến, vui sống với hiện tại, nhìn tất cả vạn loại hữu tình
lẫn vô tình bằng con mắt thương yêu. Nhà Phật gọi là “Từ nhãn thị chúng
sanh”.
Chúc quý vị một cuộc sống an nhàn
tự tại.
Môn
sinh HẢI LỘC (Sưu tầm)
2 nhận xét:
GIA ĐÌNH CON AI CŨNG MỪNG
Tuy còn ít tuổi nhưng con hay bị đau đầu do viêm xoang và đau bao tử. Con mới theo học môn Dưỡng sinh Trường Sinh học này từ tháng 12 năm 2011, mỗi ngày con ngồi tập 2 lần. Tuy mới được 4 tháng nhưng bệnh giảm rất nhiều, bắt đầu giảm từ lúc con tập được một tháng. Bây giờ thì mọi thứ bệnh dường như đã tan biến, tinh thần thoải mái, sức khỏe khá lên nhiều.
Còn ba con là Nguyễn Hùng cùng học với con đấy ạ. Hôm bữa 08-4 con và ba có vào mở âm dương rồi ạ. Con cảm ơn CLB đã giúp cho con khỏe hơn rất nhiều. Đặc biệt là ba con, chính nhờ môn học này mà ba của con đã không còn cảnh phải chịu những con đau của căn bệnh ung thư dạ dày day dứt nữa. Ba con bị ung thư dạ dày đã di căn qua gan, lại bị bệnh sỏi thận nữa. Nhìn ba con giảm dần từng cơn đau mà gia đình con ai cũng mừng và cảm thấy hạnh phúc.
Thật sự là con rất cám ơn các cô các chú tại CLB. Con chúc cho CLB ngày mãi mãi trường sinh như đúng tên gọi của mình. Con kính chúc sức khoẻ các cô các chú nhé!
Môn sinh NGUYỄN THỊ THANH HÀ (Sinh năm 1990)
Tiến Hải, Tiến Thành, Phan Thiết, Bình Thuận.
E-mail: thanhha281090@gmail.com
Theo Viện sĩ, Tiến sĩ Dương Quang Trung, trong điều trị và hết bệnh thường có 2 yếu tố là yếu tố thực thể vốn có thể đo lường được và yếu tố tâm lý thường rất chủ quan và mơ hồ, khó có thể xác định một cách khách quan và khoa học. Cho nên ở nhiều nước, kể cả những nước công nghiệp phát triển, người ta cho phép tồn tại một nền “y học êm dịu” (medecine douce) hay “y học song hành” (medecine parallèle), với điều kiện không làm hại cho bệnh nhân. Chúng ta rất hoan nghênh những sáng kiến và những phát minh, nhưng phải có thẩm định và xác minh một cách khoa học. Theo tôi, vấn đề này rất tế nhị, vì có những người về tâm lý, chấp nhận những phương pháp điều trị, thuộc phạm vi “khoa học huyền bí” như trường sinh học, những nhà ngoại cảm,...
Trong nhiều trường hợp, việc giảm bệnh hay hết bệnh, tùy thuộc vào sự cảm nhận chủ quan, ở đây yếu tố tâm lý chiếm vị trí hàng đầu. Cho nên, ngành tây y vẫn có chuyên ngành tâm lý liệu pháp, hay ta vẫn không chính thức cấm những biện pháp thôi miên.
(Theo: SGGP Online 13/4/2012).
Đăng nhận xét