Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Ai cũng có lúc quay về cái Tâm

          Vài năm trở lại đây, tôi áp dụng phương pháp hành Thiền vào đời sống hằng ngày một cách khá triệt để. Điều đó đã đem lại cho tôi có một hạnh phúc thực tại, an lạc và trở thành một lẽ sống của tôi. 
Tôi được mọi người giới thiệu đến với môn học Trường Sinh học. Tại đây, ngoài việc giúp tôi tự trị bệnh, mọi người còn có Tâm đạo rất cao. Có lẽ, “thang thuốc” chữa trị cho tôi có hiệu nghiệm là nhờ có thêm vị thuốc tâm linh, điều trị sự bất an, rối loạn trong tâm hồn tôi. Bên cạnh đó, tôi còn được hướng dẫn tập luyện ngồi Thiền. Tôi thấy sức khỏe cả về thể chất cũng như tinh thần được cải thiện rõ rệt. 
Trước đây tôi cũng có suy nghĩ về tâm linh nhưng xem ra còn hời hợt lắm. Từ khi tu tập hành Thiền, tôi đã tìm hiểu sâu hơn và thực tập theo thì thấy môn Trường Sinh học này thật sâu sắc và màu nhiệm. Điều mà tôi tâm đắc nhất là tinh thần Từ Bi, hướng con người đến cái Thiện, biết thương yêu chia sẻ lẫn nhau và tôi đặc biệt tin vào luật Nhân Quả. 
Ngày xưa, tôi thích ăn nhậu, nói chuyện phiếm và nghiện thuốc lá. Bây giờ, tôi đã bỏ được thói ăn nhậu xa hoa, nói năng cũng biết giữ lời và đã đoạn tuyệt với chuyện hút hít. Tôi thích dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật hơn là thịt, cá,… Và một điều mà tôi muốn chia sẻ nữa là tôi biết kính trọng các bậc cha ông đã ngã xuống trên mảnh đất này. Khi đi đến bất cứ nơi đâu, điều mà tôi làm đầu tiên là sẽ thắp một nén tâm nhang, trải lòng từ bi đến muôn loài chúng sinh. 
Khoảnh khắc quyết định.  -  Ảnh: Việt Văn.
Hiện nay, xã hội có nhiều người hướng về đời sống tâm linh. Theo tôi, con người khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ “chuyển mình” và quay về chăm sóc đời sống tâm linh của mình. Thực ra, đó là lúc các hạt giống tâm linh tiềm ẩn sâu trong lòng người đã đến thời điểm bừng nở, những hạt giống tiềm tàng đã nảy mầm. Ai biết vận dụng nội dung Trường Sinh học vào cuộc sống hàng ngày thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc an lạc thật sự từ việc thực tập đó. Còn ai đó chưa “chuyển” được Tâm là do họ còn nhiều sân hận, tham lam, đố kỵ,... họ chưa tìm được hạnh phúc, chưa có an lạc thật sự mà chỉ làm việc vì hình thức bên ngoài. 
Quý vị bây giờ quá may mắn, có điều kiện tiếp xúc với môn học này sớm và có rất đông bạn “đồng môn” để chia sẻ kinh nghiệm. Nhìn quý vị, tôi thấy có cả một mùa xuân trên khuôn mặt. Ai cũng cần có những giây phút tĩnh lặng, tự nhìn lại chính mình. Quý vị nên cố gắng luyện khí, rèn tâm, hành Thiền. Như vậy mới có đủ sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần mà cống hiến cho đời, cho Đạo.

9 nhận xét:

Người Đồng Môn nói...

TÂM HỒN TRONG SẠCH

Tôi hiểu chỉ có thông qua giai đoạn đấu tranh với cái ác, kéo dài qua nhiều kiếp con người mới có khả năng củng cố tâm hồn mình, không cho thói ăn không ngồi rồi, tham lam và ngạo mạn lọt vào tâm hồn mình và để đạt một niềm ước mơ sâu xa: Trở thành người có tâm hồn trong sạch.

Giáo sư, Bác sĩ Erơnơ Munđasep, Nga – 2006

Người Đồng Môn nói...

NGÀY NÀO TÔI CŨNG THẮP HAI NÉN HƯƠNG
Không cần rằm hay mồng 1 mà ngày nào tôi cũng thắp hương. Thắp một nén vào buổi sáng sớm với nội dung là cầu xin bố mẹ cho con hôm nay làm những điều tốt, nội dung thế là chính và tối trước khi đi ngủ lại thắp một nén. Bao giờ cũng hai nén hương một ngày. Nén hương buổi tối, nếu như ngày hôm đấy làm được điều gì tốt thì nói hôm nay con đã làm được điều mà bố mẹ và em hài lòng. Hoặc mình có làm điều gì xấu, cáu gắt hay mình có đối xử ác với ai đó thì về thú tội bảo: "Bố, mẹ, em cho con giấc ngủ ngon lành, ngày mai con không làm thế nữa". Thắp nhang đã thành thói quen, thói quen đó tưởng như bình thường nhưng làm mãi rồi thì thành nếp. Nó giống y chuyện ngày xưa của thời Trang Tử, nếu làm điều gì xấu thì bỏ vào cái hũ bên kia hạt đỗ đen và bớt đi cái hũ bên này một hạt đỗ trắng. Và thế là cuối cùng ông chỉ còn đỗ trắng, không còn đỗ đen. Đấy là chuyện của ngày xưa, nhưng giờ tôi tự răn mình theo cách đấy.
Tôi đi chùa từ động Tam Thanh cho đến mũi Cà mau, tôi không biết khấn, đi đâu tôi cũng thắp hương và bao giờ tôi cũng để tiền vào hòm công đức. Và có những ngôi chùa tôi đến thấy lòng rất thư thái.
NSND Trọng Khôi.

Người Đồng Môn nói...

TA Ở NƠI NÀO?

Ta ở nơi nào? Trời đất rộng bao la, nội cái dải đất dài hình chữ S này ta đi cả đời vẫn không giáp hết. Vậy mà… sao vẫn thấy chật?
Ừ, thì chật thiệt đó. Trong lòng cứ bứt rứt một cái gì như vô duyên lắm, nó không có hình thù và ta cũng không thể chạm được nó, nhưng nó cào cấu những gì mình đang làm, đang nghĩ, nó xé toạc cả những giấc mơ…
Cái chòi lá đang ở ta chê chật, thôi thì mua một nhà khác lớn hơn để sống cho thoải mái. Cũng thấy chật? Ra công viên dạo mát, chợt thấy những chú chim đậu trên cành cây bên vỉa hè, rồi chúng lại bay đi. Chúng bay đi đâu? À, thôi phải rồi, hay là mình ra đường, cứ rong chơi mãi như lũ chim này, cứ lang thang như Bùi Giáng vậy mà vui. Đi hoài, đi hoài, quay về chỗ đã từng đi ngang – cũng có, đi đến chỗ chưa từng biết – cũng có… Nhưng, sao vẫn thấy chật?
Tự dưng ngộ ra rằng, ta thấy chật vì lòng mình đang chật hẹp. Dường như nó đang chứa hàng đống ký lô những thứ lộn xộn, nào là buồn vui, trăn trở, nào là hơn thua, được mất, bại thành… có tất. Vậy là chật lắm rồi, chật khi ta ở nhà cao cửa rộng, chật cả khi ra đường. Lòng ta chưa mở.
Tâm hoan hỷ là thành công. Thành công không chỉ ở sự nghiệp mà thành công trong tâm hồn. Khi đã mở lòng trước tất cả mọi việc, ta mới thấy cái chòi lá hàng ngày nó rộng rãi và yên bình biết chừng nào. Một tách trà nghi ngút khói, một mâm cơm với bông súng mắm kho cũng đằm thắm bao tình.
Cuộc sống sẽ rộng bao la khi lòng người đã mở.

Vĩnh Thông

Unknown nói...

Mọi người cứ tưởng rằng, một xã hội văn minh có nhiều thành tựu về khoa học cũng như điều kiện vật chất, con người sẽ có nhiều cơ hội để sống theo những gì mình mong muốn. Nhưng suy xét cho cẩn thận thì trên đời này mọi sự hưởng thụ nào cũng có cái giá phải trả của nó. Nếu như đam mê đeo đuổi đời sống hạnh phúc với thái độ sống sai lạc thiên về vật chất mà quên đi sự bồi dưỡng giá trị đạo đức con người thì kết quả chỉ là thất vọng mà thôi.

Biên Tập Viên nói...

Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biết và thương yêu là điều rất quan trọng. Khi chúng ta nhìn vào những phẩm chất tốt của người khác, chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Việc thừa nhận những phẩm chất tốt của người khác sẽ khiến cho lòng mình cảm thấy hạnh phúc, và tạo được bầu không khí hài hòa, đem đến cho người khác thông tin phản hồi hữu ích.
Khen ngợi người khác là một việc mà chúng ta cần phải thực tập trong quá trình tu tập của mình. Nếu chúng ta thường nghĩ đến những tài năng, những phẩm chất tốt của người khác thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và người khác cũng vậy. Chúng ta sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và gia đình của chúng ta, môi trường làm việc cũng như hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ hòa hợp hơn. Gieo những hạt giống từ những hành vi tích cực ấy ở trong tâm thức của mình, chúng ta sẽ tạo nhân duyên cho những mối quan hệ hòa ái và cho sự thành tựu những mục đích tâm linh cũng như những mục đích trong cuộc sống đời thường.

Ni sư Thubten Chodron

Người Đồng Môn nói...

Sự an hay bất an được thể hiện ở trên hai lãnh vực là thân và tâm. Khi thân bị bệnh, bị đói khát, rét mướt, tai nạn, tật nguyền, bị tra tấn đánh đập v.v… đó là những bất an của thân. Khi tâm sầu muộn, bi ai, âu lo, sợ sệt, ân hận hay uất hận, giận hờn, bị các phiền não của tham, sân, si chi phối đó những mối bất an của tâm.
Ở đời cũng có những hạng người sống hời hợt, chỉ biết tìm cầu sự an lành ở thể chất qua sự đáp ứng cho những đòi hỏi như: ăn ngon, mặc đẹp, lắm của nhiều tiền, mong cho tai qua nạn khỏi, công thành danh toại, chứ ít khi nghĩ đến sự an lành cho tâm hồn, nên họ thường thản nhiên để cho tham tâm khởi, si tâm, kiêu căng, ngã mạn khởi. Kết quả họ là phải chuốc lấy nhiều phiền muộn, ray rứt ân hận đè nặng lên tâm thức hằng ngày, hằng giờ, từng phút, từng giây không bao giờ nguôi.
Trong mối tương quan tương duyên giữa thân và tâm quyện vào nhau thì những nỗi bất an hoặc sự an lành của thân và tâm khó mà trình bày một cách tách bạch. Hơn nữa, vấn đề cảm nhận còn tùy vào nhận thức và khả năng tu tập.

Tâm Thành

Tân Môn Sinh nói...

Kinh Huấn Nữ Thánh Ngôn dạy:
..."Vô tâm vi thiện mới ngoan
Hữu tâm vi thiện ai màng mà mơ..."
Vì chữ TÂM đã làm cho chúng ta luôn suy tư, thổn thức để cân nhắc cho chính bản thân với những hành vi mà cuộc sống đã làm ta có khi hành động không như mong muốn. Hãy cùng nhau luôn nhắc nhở cái Tâm hướng về điều Thiện, hướng về điều Tốt mà chúng ta có những hành động tốt hơn; nhằm làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn; tránh những hành vi trái với đạo lý.

Hoàng Tiến Nhẫn nói...

Tớ thấy bài này cũng hay, chép tặng CLB gọi là góp vui:

Phàm hay Thánh suy ra cho tột,
Phật hay ma chỉ một cái tâm;
Tâm là thiện ác khởi mầm,
Siêu thăng cũng đó, đọa trầm là đây
Người đem cái tâm nầy biện luận,
Dầu đạo đời cảm ứng không sai;
Muôn kinh ngàn điển xưa nay,
Khuyên đời độ chúng không ngoài cái tâm
Nói thì dễ mà làm rất khó,
Mình dối mình nào có hay đâu;
Tâm thường điên đảo vọng cầu,
Phật Tiên cũng muốn, công hầu cũng ham.

Đông Phương Chưởng Quản (26/10/1973)

Unknown nói...

Tạo hóa sinh ra vạn vật đều có lí do mà ta hiểu đó là sự Luân hồi. Đối với loài người là cõi có tâm linh, có thần thức. Tâm thức đó được trú ngụ trong các thân thể xác thịt(vật chất) và sẽ luân hồi khi thân xác mất đi(tan rã). Vì vậy mà ta vẫn gọi chung là cái "Tâm". Cái Tam tồn tại trong mỗi cơ thể theo hai hướng: Tâm Thiện và Tâm Ác. Tâm thiện là tâm Phật(từ, bi hỉ, xả)giống như các Đức Phật. Tâm ác là tâm của Ma vương, ngạ quỷ, súc sinh...
Khi người nào luôn làm những việc có lợi cho người, nghĩ những điề có lợi cho người, nói những điều có lợi cho người thì cái tâm của người đó là Tâm Thiện. Còn những người nào chỉ luôn làm những việc có lợi cho mình, nghĩ những điều có lợi cho mình, nói những điều có lợi cho mình thì cái tâm của ho là Tâm Ác.
Vậy khi nghe câu: Ai cũng có lúc quay về cái Tâm thì có vẻ như chưa đầy đủ lắm. Mà có lẽ nên nói rằng: Ai cũng có lúc quay về Thiện Tâm thì nghe có lí hơn.
Nhưng không phải người nào cũng biết đường quay về thiện tâm, mà có người cả cuộc đời chỉ ưa làm những điều ác, ưa nghĩ những điều ác, ưa nói những diều ác độc...Vậy thì cái thiện tâm của họ bị vô minh che lấp nên không biết lối về.
Một điều lạ là nhiều người khi nói đến điều ác thì cảm giác dễ ưa, dễ nhớ, dễ làm hơn. Nhưng khi nói đến những điều lành, làm những việc lành, nói những điều lành thì ại thấy yếu ớt, khó khăn, khó làm, mà có khi còn ngượng nghịu hặc cho đó là điều xấu hổ. Vì thế mà trong cái thế giới muôn sắc màu này Ác trược quá nhiều, ngày càng nhiều...Chỉ có những thiện tri thứ mới thấy hết, biết hết.
Ngày nay, khi chúng sinh đang trìm đắm trong ác trược, khổ đau, chướng ngại là do cái tâm đời trước, đời này phạm sát, tâm tham, sân, si.. mà ra...
Khi đọc bài này, tôi thật ngậm ngùi nhớ đến Sư Tỏ. Người là bậc Thiện tri thức tìm ra pháp môn vi dieeujchwax khỏi bệnh Thân - Tam cho chung sinh. Và ngài đã trở thành Phật ngay từ khi còn là người tu hành. Tâm Phật của Sư Tổ đã soi sáng Tâm thiện cho các môn sinh ở Trường Sinh Học Năng Lượng. Vì thế mà bất kì ai, khi bước vào thiền đường rồi đều phải khóc òa khi những "cuộn băng" ghi chép những việc đã làm, đã nghĩ, đã nói của mình từ trước đến nay lần lượt quay khi các Luân xa khai mở. Có thể nói Tâm của ngài là tâm Xuất thế- Chỗ tâm xuất thế ngài soi đến là nơi chúng sinh đau khổ nhất. Chẳng thế mà mỗi học trò của ngài khi nào cũng tâm niệm rằng ta phải kiên trì, chịu đựng mọi gian khổ, phải luôn luôn phát tâm làm những việc thiện... Nếu không nhờ ánh sáng của ngài thì đã mấy ai biết con đường Tâm thiện mà tu hành, từ bỏ ba ác nghiệp?
Ngoài ra, phải nói thêm rằng: Có những môn sinh ngay từ khi chưa biêt đến TSH cũng đã làm được nhiều việc công đức vô lượng nhưng cũng không hay biết sự vi diệu của mhwngx công đức ây là giúp chúng sinh bớt khổ đau. Vì thế nay đã biết được thì càng phải nỗ lực tu hành tinh tấn, phải phát tâm luôn luôn, không thôi, không nghỉ và phải nhân rộng ra cho khắp cả chúng sinh để ác trược không còn, cuộc sống tâm linh được mỏ ra,con đường đến cõi cực lạc được rộng lớn hơn, để làm cho tất cả chúng sinh đều được siêu sinh tịnh đô.
Bạn đồng môn của tôi đã nhận thức sâu sắc được con đường tâm thiện là con đường mà chúng ta phải đi, và chỉ nghĩ đi trên con đường đó mà thôi.
Nếu ai đã, đang lầm đường lạc lối thì xin hãy hướng theo con đường mà các bạn đồng môn: Là các bậc sư trưởng, các bậc thiện tri thức đã đi mà đi theo...
Dần dần sẽ ngộ ra... Mọi điều lợi lạc sẽ càng nhiều cho ta...
Cõi Thiện Tâm vốn rộng lớn vô cùng
Con đường đến lại muôn vàn trật hẹp
Xin bước đi những bước chân thật chậm
Kẻo vấp ngã trên đường.. lạc lỗi cõi tâm ta.
Toi xin tham gia mấy lời ngắn ngủi mong muốn rằng các bậc Sư trưởng, huynh đệ... hãy lưu tâm đến những điều này: Sư Tổ muốn chúng sinh thiền đạo là muốn chung sinh hãy khởi tâm từ bi, hỉ, xả để chữa bệnh tâm rồi bệnh thân tự khắc thanh tịnh.
Nếu những lời tôi nghĩ là sai sự thật cũng xin được hoan hỉ bố thí cho...
Trịnh Ngân Duyên( Cẩm Khê)