Khoảnh khắc thư giãn hiếm hoi |
Quy tắc này được Martin Sligman, một nhà
tâm lý học rất có uy tín công bố rộng rãi trong quyển “Flourish” (Thành đạt)
của ông – một quyển sách có tầm ảnh hưởng lớn, xuất bản năm 2011. Quy tắc PERMA gồm 5 yếu tố sau:
1. Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions)
Những cảm xúc tích cực
có thể kế đến như cảm giác hài lòng, hạnh phúc, thỏa mãn, bình yên, vui vẻ,
tràn đầy hứng khởi… Những cảm xúc này mang đến cho bạn một nguồn năng lượng
tràn trề cho công việc lẫn cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn thấy mình vẫn chưa nếm
trải đủ những cảm xúc tích cực trong cuộc sống, hãy ngừng lại và tự hỏi tại
sao.
Trước tiên, xét về khía
cạnh nghề nghiệp. Bạn đã thực sự phát huy hết tài năng và thế mạnh của mình
trong vai trò hiện tại chưa? Bạn chỉ có thể hài lòng và hạnh phúc với công việc
khi làm đúng việc yêu thích và phù hợp. Đồng thời, hãy dành đôi chút thời gian
để xác định ai hay điều gì có thể đem lại niềm vui cho bạn. Ví dụ bạn thích
được ở ngoài trời và hòa mình vào thiên nhiên. Vậy sao bạn không thử mang một
chút mảnh xanh vào văn phòng hay góc làm việc của mình để cảm nhận được sự bình
yên? Đơn giản là để thổi vào nếp sống thường nhật của bạn những luồng cảm xúc
tích cực và những nguồn vui mới. Đừng trì hoãn những việc mang lại cho bạn
khoảnh khắc hạnh phúc!
2. Sự gắn kết (E – Engagement)
Chỉ khi gắn kết thật sự
với những việc đang làm, bạn mới đạt được kết quả tốt nhất. Cách tốt nhất để
thật sự gắn kết với công việc là hãy yêu thích công việc đó. Hãy tìm những khía
cạnh trong công việc mà bạn yêu thích như những dự án phù hợp, những người đồng
nghiệp thân thiện, môi trường làm việc hay những điều bạn có thể học hỏi được.
Nếu bạn không thể trả lời được câu hỏi “Bạn thích gì ở công việc hiện tại?”, đã
đến lúc bạn tìm cho mình công việc mới thích hợp hơn.
Tiếp đó, hãy gắn kết bản thân với những
điều bạn yêu thích trong cuộc sống. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim, đi dạo,
gặp gỡ bạn bè hay chơi thể thao… Chính những sở thích này sẽ giúp bạn giảm
stress, lấy lại cân bằng.
3. Những mối quan hệ tích cực (R – Positive Relationships)
Con người là “những
thực thể xã hội”, và những mối quan hệ tốt chính là cốt lõi của sự thành công.
Thông thường, những người có mối quan hệ tích cực và nhiều ý nghĩa thường hạnh
phúc hơn những ai không có được điều đó.
Bạn có những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống không? Đó có thể là mối quan
hệ gia đình, bạn bè, hay đồng nghiệp. Phần lớn thời gian của bạn tại nơi làm
việc, mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ hỗ trợ bạn đắc lực trong công việc và
giúp cân bằng cuộc sống nơi công sở
Tiếp đến, hãy nhìn lại
cuộc sống cá nhân của bạn. Đã bao lâu rồi bạn chưa gặp người bạn thân? Sinh
nhật của cha/mẹ bạn là ngày nào và bạn đã chuẩn bị gì chưa? Đôi khi cuộc sống
bận rộn làm bạn xao lãng những mối quan hệ gia đình, bạn bè, những người luôn ở
bên bạn dù bạn thành công hay thất bại. Hãy cam kết sẽ dành nhiều thời gian hơn
cho gia đình, bạn bè và duy trì điều này thật đều đặn. Bạn không thể hạnh phúc
khi không có họ trong cuộc đời này!
4. Ý nghĩa cuộc sống (M – Meaning)
Ý nghĩa cuộc sống đến
từ việc phục vụ cho một mục đích lớn lao hơn chính bản thân mình. Mỗi người sẽ
có những cảm nhận khác nhau về ý nghĩa cuộc sống, đó có thể xuất phát từ tôn
giáo hay từ mong muốn một cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Hãy tìm kiếm ý nghĩa
trong từng việc bạn làm để nuôi dưỡng cho mình cảm xúc vui sống. Ví dụ, công
việc bạn đang làm phục vụ cho ai, và mang lại cho họ những gì? Đây chính là
động lực giúp bạn làm tốt công việc với niềm tự hào. Ngoài ra hãy dành thời
gian bên gia đình, tham gia các hoạt động từ thiện… tất cả điều này giúp bạn
sống có ý nghĩa hơn, khi đó bạn sẽ cảm thấy thật sự hài lòng.
5. Thành tích (A – Accomplishments/Achievement)
Nhiều người trong chúng
ta luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân theo một cách nào đó – có thể là phát
triển một kỹ năng, thăng tiến trong công việc hay chiến thắng ở một cuộc thi.
Không lời nào có thể diễn tả được niềm vui và niềm tự hào khi đạt được những
thành tích trên.
Thành tích chính là
những mục tiêu bạn luôn cố hết sức để đạt được trong công việc lẫn cuộc sống.
Xác định điều bạn thực sự muốn và đạt được những điều này sẽ giúp cuộc sống
thăng hoa. Vậy đâu là những điều bạn muốn? Trả lời một số câu hỏi sau sẽ giúp
bạn:
- 5 giá trị quan trọng
nhất trong cuộc sống của bạn là gì?
- 3 mục tiêu quan trong
nhất trong đời bạn, ngay lúc này là gì?
- Nếu hôm nay bạn biết
rằng mình chỉ còn sống trong 6 tháng, bạn sẽ làm gì với khoảng thời gian còn
lại?
- Bạn sẽ làm gì nếu
ngày mai bạn trúng 1 triệu đô la tiền mặt?
- Bạn đã luôn muốn làm
gì, nhưng lại ngại thử sức?
- Bạn thích làm gì
nhất? Điều gì đem lại cho bạn cảm giác tự hào và hài lòng về bản thân nhất?
- Giả sử bạn biết mình
sẽ không thất bại, thì điều vĩ đại nhất bạn từng dám ước mơ là gì?
Tuy nhiên, nếu quá thúc
ép bản thân đạt được nhiều thành tích hơn, bạn sẽ cảm thấy áp lực và mệt mỏi
dẫn đến mất cân bằng trong công việc và cuộc sống. Nếu bạn đang rơi vào trạng
thái này thì đây có lẽ là thời điểm để nhìn lại và tập trung vào những yếu tố
khác của quy tắc PERMA.
Theo: Vietnamworks
1 nhận xét:
BÁC SĨ HÀN ÁP DỤNG THIỀN TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
Gần đây, các nghiên cứu về Thiền định và tâm lý trị liệu trong Y học Hàn Quốc đã có bước phát triển mới.
Bác sĩ Jung Soon Young thuộc Bệnh viện Vật lý trị liệu Koyang đã nhận được bằng tiến sĩ qua công trình nghiên cứu của ông về Thiền trong trị bệnh tâm thần phân liệt. Ông đã sử dụng ba bước: chuẩn bị, tập trung và Thiền làm cho các bệnh nhân tự nhận thức được về cơ thể mình. Ông đã phát triển các phương pháp Thiền cơ bản theo truyền thống Phật giáo của Hàn Quốc để áp dụng trong vật lý trị liệu, chương trình mới này đã được bắt đầu từ tháng 11-2010. Sau tám lần tiến hành chương trình Thiền định này, kết quả rất là tích cực.
Trong nghiên cứu của bác sĩ Jung, các triệu chứng của trầm cảm có chiều hướng giảm khi áp dụng việc điều trị bằng Thiền định. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng Thiền rất hữu ích trong việc cải thiện lối sống của cá nhân. Ông dự định tiếp tục nghiên cứu về Thiền Phật giáo và hướng dẫn Thiền định cho các bệnh nhân để họ có thể thực hành tập Thiền trong cuộc sống hàng ngày.
Được biết, Thiền đã bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong y học phương Tây hiện đại. Chánh niệm và lòng từ bi làm cho con người tự ý thức về thực tại của chính mình. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc trong những năm gần đây đã rất nỗ lực trong các chương trình nghiên cứu về Thiền nhằm cải thiện phong cách sống của các bệnh nhân mang các bệnh tâm lý khác nhau.
Nguồn: Sưu tầm.
Đăng nhận xét