Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Tập luyện Dưỡng sinh Năng lượng Trường Sinh học giúp chúng ta sống không bệnh tật

Tranh thủ thời gian lên núi quay clip cho album 
"Quảng Ngãi thương nhớ", Ca sĩ "Năng lượng" 
Hồ Quỳnh Hương ngồi tập để quên đi mệt nhọc.
Ảnh: VnExpress
         Theo tôi, thường xuyên tập luyện Dưỡng sinh Trường Sinh học Năng lượng có thể giúp chúng ta sống không bệnh tật. Như ta đã biết, con người là một tiểu vũ trụ, là một thực thể đang tồn tại trong thiên nhiên, nó không thể không chịu sự tác động của thiên nhiên với nhiều quy luật khách quan mà con người đã biết và chưa biết. Sự chi phối của các quy luật khách quan đó là tất yếu, thường xuyên, phổ biến. Con người từ khi sinh ra đã chịu các tác động của các quy luật. Có nhiều loại quy luật: Quy luật tự nhiên, Quy luật xã hội, Quy luật kinh tế,… Những quy luật đó hoạt động trong một hệ thống và tác động đến con người. 
          Do vậy, những điều kiện thuận lợi và bất lợi xảy ra đối với con người là đương nhiên. Đôi khi nó làm cho con người mất thăng bằng trong cơ thể, bị hao tốn quá nhiều năng lượng cho việc này, thiếu năng lượng cho các hoạt động khác, sinh ra ốm đau, bệnh tật. Như vậy, con người luôn ở trong trang thái: Cân bằng – Mất cân bằng – Cân bằng. Nếu con người lâm vào tình trạng mất cân bằng tuyệt đối thì sẽ không tồn tại.
         Để duy trì sự sống, với tư cách là một tiểu vũ trụ, con người cần phải biết hoà đồng vào thiên nhiên, vào một hệ thống lớn là: Thiên – Địa – Nhân. Hệ thống này luôn biến đổi, những biến đổi đó vừa theo quy luật vừa không theo quy luật (bất thường). Cũng có thể vì những hạn chế nhất định, con người chưa tổng kết được, nên vẫn phải coi những biến đổi bất thường là ở ngoài quy luật. Con người không nên có ảo tưởng chống lại thiên nhiên, mỗi bước chống lại thiên nhiên là một bước bị trừng phạt, bởi thiên nhiên trong tương lai nhiều khi cũng vô cùng khốc liệt, tai hại. Do vậy, hoà đồng với thiên nhiên là cách tốt nhất cho sự tồn tại của con người. Muốn vậy, chúng ta phải biết giữ thăng bằng, tạo sự cân bằng. Cân bằng giữa Âm và Dương, Trên và Dưới, Trong và Ngoài, Cho và Nhận, Đầu ra và Đầu vào,… Phương pháp tập luyện Dưỡng sinh Năng lượng Trường Sinh học giúp ta giữ được cân bằng cơ thể. Khi cơ thể cân bằng về các mặt: Đồng hoá và Dị hoá, Tĩnh và Động, Âm và Dương,… thì con người sống không bệnh tật. Ta “điều” năng lượng từ vùng này đến vùng khác để giải bệnh, để đẩy những tà khí ô trược ra ngoài, đó chính là những biện pháp đảm bảo “nội cân bằng”. Khi ta nạp năng lượng vũ trụ từ bên ngoài vào cơ thể qua các luân xa (đại huyệt) chính là để duy trì sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường, có thể gọi đó là “ngoại cân bằng”. Hai loại cân bằng này cần có sự bổ sung, kết hợp, tác động lẫn nhau, tạo nên trạng thái tổng cân bằng của cơ thể. Bằng cách tập luyện Dưỡng sinh Năng lượng Trường Sinh học, bằng cách nạp khí, điều khí ta có thể giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng, tĩnh tâm, tĩnh trí, thiện chí,… con người sẽ luôn khoẻ mạnh, sống không bệnh tật.
         Sống không bệnh tật là một điều hạnh phúc, là ước mơ lớn của con người. Thường xuyên tập luyện Dưỡng sinh Năng lượng Trường Sinh học sẽ đem lại cho ta điều đó.

                                                      Tiến sỹ  Nguyễn Tấn Lộc.
                                                               Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

1 nhận xét:

Người Đồng Môn nói...

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN

Thực tế đây là một phương pháp khoa học, không có gì khó hiểu, bí hiểm. Bởi cốt lõi của phương pháp là "tĩnh tâm vô thức và luyện thân bất động". Hai yếu tố này đã được sử dụng cả ngàn năm nay trong nhiều môn phái tập luyện – Thiền.
Các nhà khoa học của Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp đã sớm nhận ra tác dụng của hai yếu tố tập luyện này có lợi cho sức khoẻ con người.
Nhiều công trình thực nghiệm y học sinh học đã được các nhà khoa học tiến hành với các thiết bị hiện đại đã chứng minh được rằng, khi con người thường xuyên lặp lại hàng ngày bài tập "tĩnh tâm vô thức và luyện thân bất động" thì sau một thời gian sẽ có những biến chuyển có lợi trong cơ thể, điều chỉnh được những rối loạn chức phận của một số cơ quan, một số bệnh giảm dần các triệu chứng.
Khi ta tĩnh tâm vô thức, tạo ra sự ức chế toàn bộ vỏ não, từ đó ức chế tới toàn bộ hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thần kinh giao cảm và phó giảm cảm,... Khi đó các tế bào cũng bị ức chế không hoạt động hô hấp tế bào, do vậy nhu cầu tiêu thụ oxy và nhu cầu năng lượng cũng sẽ giảm.
Khi đó, các cơ quan không đòi hỏi nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp tế bào, cơ thể sẽ không đòi hỏi nhiều đạm, mỡ đường, nên cũng giảm được nhiều chất có hại do quá trình chuyển hóa các chất này gây ra. Nhờ đó, chống được lão hóa, nhất là lão hóa các tế bào thần kinh.
Việc luyện thân bất động, cơ thể ở trạng thái giảm trương lực cơ một cách chủ động, toàn bộ cơ bắp ở trạng thái nghỉ, nhờ đó phục hồi được khả năng co duỗi, động tác tinh tế, dẻo dai. Đặc biệt, ngoài tác động của ngồi thiền, khi vô thức ta có thể thu năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể tương tác với dòng điện sinh vật trong cơ thể, hợp thành Trường Năng lượng Sinh học (bioplasma).
Trường Năng lượng Sinh học này sẽ tập trung vào những vị trí cần thiết (cũng như nồng độ thuốc tập trung vào vị trí của cơ quan đang trị bệnh) giúp cơ thể điều chỉnh lại sự mất cân bằng của các dịch nội môi và ngoại môi, nhờ đó bệnh thuyên giảm. Việc luyện tâm, rèn ý chí cũng có ý nghĩ quyết định để người bệnh có lòng tin, hướng thiện,... là liệu pháp tâm lý tốt cho việc tập luyện, nâng cao sức khoẻ.

TS. BS Đào Bội Hoàn.
Nguyên Trưởng ban Thực nghiệm, Khoa Nghiên cứu Lâm sàng, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương