Từ xa xưa, nhân sâm đã được sử dụng như là phương thuốc đại bổ thần hiệu đứng đầu trong bốn vị thuốc bổ của Đông y là: sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có mặt tốt là một loại thuốc bổ dưỡng, làm cho cường tráng cơ thể, nhưng lại có một số phản ứng phụ rất đáng chú ý. Mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng nhân sâm:
Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm vi-rút hay nhiễm khuẩn, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu, để trừ bỏ ngoại tà. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Vì thế trong thời gian bị cảm mạo người bệnh không nên uống nhân sâm.
2. Bị bệnh gan, mật cấp tính
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, đều là triệu chứng gan mật bị thấp nhiệt tăng chứa làm trở ngại, vì thế khí không lưu thông thanh thoát được. Trị liệu là lấy thanh lợi thấp nhiệt, lý khí đạo trệ làm chính. Nếu người bệnh uống nhân sâm vô hình chung trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm.
3. Viêm ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ. Trị liệu cần thực đạo trệ, hòa vị thanh trường, người bệnh không nên ăn bồi bổ, càng không nên dùng nhân sâm; Nếu không, dạ dày và ruột càng bị lấp nhét thêm, làm cho bệnh tình nặng lên chứ không ích bổ gì.
4. Bị viêm loét hốc dạ dày cấp tính và xuất huyết
Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên. Đông y gọi là do khí trệ vị hỏa mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lý khí hòa vị, lương huyết chí huyết. Nhân sâm thì lại bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm đau và càng khó làm hết đau.
5. Bị giãn phế quản, bị lao, ho ra máu
Khi bị cảm nhiễm giãn phế quản, bị bệnh lao,... thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Đông y là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng làm hiện tượng nôn ra máu nặng thêm.
6. Bị cao huyết áp
Đầu váng mắt mờ, mắt đỏ tai ù, nôn nóng hấp tấp, cuống cuồng, dễ nổi nóng, mạch huyền, đó là can dương lên cao, can hoả viêm tấy lên. Trị liệu cần phải bình can tiền dương, thanh tiết can hỏa. Nhân sâm thì có cả 2 tác dụng đối với huyết áp: Liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn thì làm hạ huyết áp. Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa. Hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững được, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống nhân sâm.
7. Bị di tinh, xuất tinh sớm
Phần lớn là do gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư là nhiều, thủy không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng như sex hóc-môn, thúc đẩy kích thích tố tình dục có tác dụng nâng cao cơ năng sinh dục, những thanh niên bị di tinh và xuất tinh sớm, thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, uống nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng di tinh và xuất tinh quá sớm.
8. Có bệnh về hệ thống miễn dịch
Các bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọn, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng, phần nhiều thanh niên hay mắc, trong đó nữ thanh niên bị mắc nhiều hơn, thấy nhiều ở những người bị âm hư hỏa vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Nhân sâm có thể tăng cường miễn dịch, làm cho kháng thể tăng lên nhiều, do đó kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động. Nhân sâm không thích hợp với những người bệnh nói trên.
9. Phụ nữ đang mang thai
Trong trường hợp bình thường, những người mang thai không cần phải uống thuốc gì cả. Nếu uống nhân sâm vào, thành phần của nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hỏa, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
10. Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục. Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm tuổi, lại càng kỵ uống nhân sâm, ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống, nếu không có chỉ định nghiêm ngặt của Lương y.
BS Xuân Lục
Theo: Tạp chí Đông y Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét