Nhiều nguyên nhân có thể làm cho con người bị ngất xỉu, như: huyết áp cao, huyết áp thấp, tai nạn bất ngờ, các bệnh về tim – mạch,… hoặc những bệnh thông thường khác, dân gian gọi là “trúng gió”. Cấp cứu là thao tác cần thiết mà bất kỳ ai đã học Trường Sinh học cũng cần biết. Cấp cứu bằng phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học (hay Y Năng lượng) có tác dụng nhanh hơn bất cứ loại cấp cứu nào khác, ít để lại biến chứng cho bệnh nhân sau khi phục hồi.
Bệnh nhân bị ngất xỉu cần được nhanh chóng cấp cứu sơ bộ trước khi (hay là trên đường đưa đi) can thiệp bằng các phương tiện y-tế. Dùng Năng lượng Trường Sinh học cấp cứu bệnh nhân bị ngất xỉu là một trong những biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu rất hiệu quả. Chúng ta có thể đưa Năng lượng Trường Sinh học vào cơ thể bệnh nhân ngất xỉu để làm họ tỉnh lại, thông qua Luân xa 7 và huyệt Nhân trung (nằm giữa môi trên và mũi). Năng lượng Trường Sinh học có thể giúp bệnh nhân ngất xỉu hồi tỉnh lại trong mọi trường hợp.
Khi thấy bệnh nhân ngất xỉu, cho dù bất cứ lý do gì, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên để yên bệnh nhân tại chỗ để cấp cứu. Trường hợp bệnh nhân ngất xỉu tại những nơi nguy hiểm như sông nước, đám cháy, nơi có khí độc hại,… thì khẩn trương đưa bệnh nhân (một cách nhẹ nhàng) ra nơi thoáng mát, hợp vệ sinh để cấp cứu. Đặt một tay lên Luân xa 7, còn lại tay kia day vào huyệt Nhân trung. Cấp cứu các chứng bệnh thông thường như huyết áp, tim mạch,… đôi khi chỉ từ 3 – 5 phút là bệnh nhân tỉnh lại. Riêng các trường hợp chết đuối phải thực hiện đến khi nào bệnh nhân tỉnh lại mới thôi. Sau khi tỉnh, cần đưa bệnh nhân đến nơi khác an toàn hơn và tiếp tục hồi sức bằng cách đưa Năng lượng Trường Sinh học vào cơ thể bệnh nhân để tác động vào hệ thống tuần hoàn, điều chỉnh tim mạch, thanh máu,…
2/- Cầm máu:
Thông thường khi bị thương có thể gây ra chảy máu. Hiện tượng chảy máu có hai loại: Chảy máu trong và chảy máu ngoài da. Chảy máu trong tức là các cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể bị tổn thương, vỡ các mạch máu. Ví dụ như chảy máu não, xuất huyết bao tử,… Chảy máu trong làm cho bệnh nhân bị choáng, bất tỉnh, sợ ánh sáng, nôn mửa (ói),… Chảy máu ngoài da có hai loại: Đứt động mạch và không đứt động mạch. Nếu đứt động mạch thì máu chảy “vọt cần câu”, phải tiến hành thắt ga-rô và cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện.
Chúng ta có thể ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học để thực hiện thao tác cầm máu. Sự đông máu tự nhiên và ngưng chảy máu sẽ diễn ra rất chậm và để lại vết bầm đen, những hạt lộn sộn. Bằng cách đặt tay lên Luân xa 7 và vùng chảy máu, chính là phương pháp cầm máu bằng Năng lượng Trường Sinh học. Dùng Năng lượng Trường Sinh học để cầm máu sẽ nhanh hơn vì nó tạo ra một thứ màng trắng mỏng phủ lên trên bề mặt vết thương, giúp cầm máu nhanh, sát trùng vết thương, đẩy bụi bẩn ra ngoài, bệnh nhân đỡ đau đớn và làm cho vết thương chóng lành.
Cầm máu là thao tác đơn giản mà học viên nào cũng có thể thực hiện được. Đây cũng là bài học đầu tiên về chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Y-tế cộng đồng. Cầm máu được thực hiện đối với tất cả các vết thương trên cơ thể khi có hiện tượng chảy máu. Chỉ cần một tay đặt lên Luân xa 7, còn lại tay kia đặt trên vùng chảy máu, thậm chí không cần tiếp xúc. Đôi khi có thể gián tiếp cầm máu cho hai hoặc ba người cùng một lúc.
.
.