Trước đây, trên tập san Người Cao tuổi, số 162, tháng 8 năm 2010, đã có nhắc đến trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Minh Huệ bị bệnh rỗng tủy sống – một loại bệnh hiếm gặp – bệnh viện trả về, đi học Trường Sinh học đã có kết quả bước đầu. Câu lạc bộ Trường Sinh học Dưỡng sinh đã đăng tải lại bài viết này với tựa đề: “Trường Sinh học – Phương pháp chữa bệnh không mất tiền” được khá đông bạn đọc quan tâm theo dõi. Nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc gần xa và tất cả những ai quan tâm về bài tự sự của chính bản thân người bệnh này sau hơn 2 năm tập luyện môn Trường Sinh học Dưỡng sinh.
Tuyệt vọng
Cách đây 5 năm, tôi thường xuyên đau cứng cổ gáy, mờ mắt, đau vùng ngực, khó thở, sưng phù nề ngực trái,… Tôi đã đi khám và nằm điều trị tại nhiều bệnh viện ở các tỉnh phía Nam mà vẫn không tìm ra nguyên nhân. Đến tháng 8 năm 2009, bệnh của tôi bắt đầu nặng, nửa người bên phải bỏng rát và tê lạnh, rồi từ từ dẫn đến mất cảm giác sâu, từ cổ đến vùng mông bên phải.
Đơn vị và gia đình tôi lập tức đưa tôi ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám. Sau 10 ngày theo dõi và điều trị tại Khoa A7 Nội Thần kinh, bệnh viện làm các xét nghiệm chọc tủy sống, chụp cộng hưởng từ,… đã tìm ra bệnh của tôi. Thật ngạc nhiên là 11 đốt tủy sống của tôi hoàn toàn không có. Các giáo sư, bác sỹ hội chẩn rất kỹ trường hợp bệnh của tôi và xác định đây là bệnh rỗng tủy sống – một loại bệnh nan y và cũng hiếm gặp. Bệnh nhân lại là nữ quân nhân, tuổi đời còn rất trẻ (!!!).
Sau khi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội 2 tháng, bệnh của tôi không hề thuyên giảm mà còn có phần nặng thêm. Lúc này tôi bị loét nửa người bên phải do buồn tê dữ dội phải chườm túi nước nóng, mất cảm giác đến nỗi bị bỏng mà không hề biết. Và điều gì phải đến đã đến, bác sỹ gọi chồng tôi (một sỹ quan Cảnh sát Biển) đến để động viên và cho xuất viện về nhà chờ … vì loại bệnh này hiện nay trong nước chưa chữa được.
Tôi trở về nhà trong tâm trạng buồn chán và đau khổ. Ngẫm tuổi đời còn trẻ, con trai thì còn quá nhỏ, gia đình, sự nghiệp chẳng lẽ thế là hết hay sao (!?). Cán bộ, chiến sỹ, anh em trong đơn vị ra hỏi thăm, động viên rất đông. Tôi trộm nghĩ: Lần này chắc là lần cuối cùng tôi được gặp họ. Thế là nước mắt cứ rơi tràn (!).
Duyên lành
Ngày 19 tháng 10 năm 2009, dịp may hay là điều kỳ diệu đã đến với tôi. Đó là tôi được tiếp cận với môn Trường Sinh học Năng lượng mà tôi đã nghe từ lâu nhưng chưa tin. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy có lẽ đó là cái duyên may hay là số phận của mình đã được người quen giới thiệu cho tôi đi học.
Hồ sơ bệnh án và giấy ra viện của chị Minh Huệ. |
Sau một tuần học tập, được các minh sư giúp khai mở 7 Luân xa (Huyệt đạo) trên cơ thể và hướng dẫn tỷ mỷ cách luyện tập, bản thân tôi tự tập và được các anh chị em “hỗ trợ” thì thấy có hiệu quả ngay. Toàn bộ cơ thể tôi ấm dần lên, phần tê cũng dần dần có cảm giác trở lại. Tôi thấy mừng vì đã đến đúng chỗ, tiếp cận được với môn Trường Sinh học Năng lượng rất khoa học và cũng đầy nhân văn, kết quả thật hay. Bản thân người tập chỉ cần chịu khó tập luyện sao cho đúng hướng dẫn, khổ luyện một chút thì chắc chắn sẽ đạt được những điều mà mỗi con người chúng ta ai cũng phải ngỡ ngàng vì lợi ích vô giá mang lại – Đó là sức khỏe.
Hạnh phúc bất ngờ
Sau khi tôi học và tập luyện được 3 tháng thì bệnh tật khả quan hơn nhiều, hơn cả sự mong đợi của mọi người. Tôi thấy yêu đời hơn vì phần nửa người bên phải đã dần dần ổn định, sức khỏe khá lên rất nhiều. Và điều hạnh phúc bất ngờ lớn nhất đối với gia đình tôi cũng như bản thân tôi là tôi đã có thai. Đúng là tôi đã mang bầu trong thời gian bệnh tật, điều mà các bác sỹ và những người thực sự quan tâm đến tôi đều hết sức lo lắng. Một vài người còn khuyên tôi nên “bỏ” đi, không nên giữ lại đứa bé. Chỉ có các minh sư đã chỉ dạy cho tôi tập luyện là khuyên tôi hãy cứ bình tâm, đừng vội “bỏ” đi, sinh đứa bé này ra chắc là sẽ rất thông minh. Tôi tin tưởng và điều đó đã thành sự thật, nhờ môn học Trường Sinh học Năng lượng mà tôi đã đủ can đảm mang bầu và sinh cháu gái nay đã được 16 tháng tuổi, khỏe mạnh và kháu khỉnh. Việc tôi mang bầu và sinh đẻ thành công là sự ngỡ ngàng của các giáo sư, bác sỹ, đơn vị, người thân, gia đình và cả các đồng môn Trường Sinh học Năng lượng.
Chia sẻ
Qua đây tôi cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình để mọi người cùng suy ngẫm. Trường Sinh học Năng lượng là môn học đem lại kết quả thật tuyệt vời cho những ai thật sự quan tâm, tin tưởng và chịu khó tập luyện với ý chí quyết tâm cao. Trong cả nước hiện nay có nhiều địa điểm để chúng ta được tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi, bình dân và không tốn kém tiền bạc. Môn học này không hề mê tín, dị đoan như nhiều người lầm tưởng và đoán mò. Tùy duyên lành mà ta tiếp cận được với môn học, những người hướng dẫn không hề dụ dỗ hay tìm cách vụ lợi một điều gì. Là một Đảng viên, một sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam , tôi đủ khả năng và kiến thức để tìm hiểu và minh chứng điều này. Tôi đã tìm hiểu khá kỹ và thực hành môn này được hơn 2 năm, kết quả như đã nói trên. Tôi chỉ mong sao các môn sinh đã tiếp cận được với môn này thì cần thường xuyên chịu khó tự giác tập luyện thật tốt, có công “Luyện Khí – Rèn Tâm – Hành Thiền” thì chắc chắn chúng ta sẽ có được sức khỏe, cả thể chất cường tráng và tâm hồn cao đẹp, đủ sức mà cống hiến cho đời, cho Đạo.
Thượng úy NGUYỄN THỊ MINH HUỆ.
Phòng Hậu cần, Lữ đoàn 171 Hải quân. Điện thoại: 01644939479.
Nhà riêng: số nhà 1000/11, đường 30-4, Phường 11, TP Vũng Tàu.
5 nhận xét:
GIÁ MÀ !
Lan Anh đã xem bài “Gặp lại người rỗng tủy năm xưa”, quả là tuyệt vời, Trường Sinh học thật tuyệt vời. Và, trưa nay lẽ đương nhiên là nhiều bà con ở thôn Đức Ngọc, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã được xem và nghe bài này. Rõ ràng là: “Thành công nào cũng đi lên từ TÂM LỰC / Muốn tìm ngọc trai phải dò đáy biển sâu / Trường Sinh học không ở xa đâu / Ở ngay trong người có công luyện tập …”. Giá mà địa phương nào cũng có nhiều người “thấm” được những điều chia sẻ của Minh Huệ thì hạnh phúc biết bao nhiêu.
HOÀNG THỊ LAN ANH
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đức Phú, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Bệnh rỗng tủy sống (syringomyelia) hậu chấn thương có thể xảy ra sau khi người bệnh bị tổn thương tủy sống. Bệnh có thể xuất hiện sau hai tháng hoặc sau nhiều chục năm kể từ khi tổn thương xảy ra. Hậu quả có thể rất nguy hại, gây ra nhiều mức độ tàn tật mới sau khi người bệnh đã phục hồi tốt một thời gian dài. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh rỗng tủy sống có thể bao gồm giai đoạn thoái hóa diễn tiến của tủy sống, dần dần mất cảm giác hoặc sức khỏe, ra mồ hôi nhiều, co thắt, đau nhức và tăng phản xạ tự phát (AD).
Bệnh rỗng tủy sống hậu chấn thương là một u nang hoặc khoang dịch lỏng hình thành trong tủy sống. Hoạt động này có thể phát triển mở rộng theo thời gian, trải dài xuống hai hoặc nhiều đoạn cột sống từ mức tổn thương SCI.
Tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể dễ dàng phát hiện ra các u nang trong tủy sống, trừ khi tại đó có các thanh chốt, miếng mỏng hoặc các mảnh đạn.
Người ta điều trị bệnh rỗng tủy sống hậu chấn thương bằng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thường nâng cao sức khỏe và làm giảm đau nhức; thường thì phẫu thuật này không khôi phục lại được chức năng cảm giác đã mất.
Bệnh rỗng tủy sống cũng xảy ra ở những người có bất thường bẩm sinh ở bộ não được gọi là tật Chiari – trong quá trình phát triển của bào thai, phần dưới của não nhô từ phía sau đầu vào phần cổ của ống tủy sống. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ói mửa, yếu cơ ở đầu và mặt, khó nuốt và nhiều mức độ kém trí tuệ khác nhau. Tình trạng liệt các cánh tay và chân cũng có thể xảy ra. Người lớn và thanh thiếu niên mắc tật Chiari trước đây chưa biểu hiện triệu chứng gì có thể có biểu hiện của những suy yếu diễn tiến, ví dụ như những cử động không chủ ý, nhanh, mắt cụp xuống. Những triệu chứng khác gặp phải có thể là chóng mặt, đau đầu, nhìn một thành hai, điếc, suy yếu khả năng phối hợp cử động và các giai đoạn đau cấp tính ở và xung quanh mắt.
Bệnh rỗng tủy sống cũng có thể liên quan đến tật nứt đốt sống u tủy sống, viêm màng nhện và rỗng tủy sống tự phát (không rõ nguyên nhân). MRI đã làm gia tăng đáng kể số lần chẩn đoán ở những giai đoạn đầu của bệnh rỗng tủy sống. Mặc dù các dấu hiệu của tình trạng rối loạn có xu hướng tiến triển chậm nhưng thường xuất hiện đột ngột các cơn ho hoặc tình trạng mệt mỏi.
Phẫu thuật mang lại tình trạng ổn định hoặc mức độ cải thiện vừa phải ở những triệu chứng xảy ra ở phần lớn những người mắc bệnh. Điều trị chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng tổn thương tủy sống không thể đẩy lùi được. Sau phẫu thuật nếu bệnh rỗng tủy sống vẫn tái phát, người bệnh cần phải được thực hiện phẫu thuật thêm; có thể những cuộc phẫu thuật này không mang lại hiệu quả trong một thời gian dài. Có tới gần một nửa số người được điều trị bệnh rỗng tủy sống thấy xuất hiện lại các triệu chứng trong vòng năm năm.
Nguồn: Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Những Rối Loạn Hệ Thần Kinh và Đột Quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke), Dự án Liên minh Nghiên cứu về Bệnh Rỗng Tủy Sống Hoa Kỳ (American Syringomyelia Alliance Project).
Những chia sẻ của môn sinh Minh Huệ thật xúc động, ngẫm chẳng sai chút nào khi đọc bài thơ “Duyên với đất trời” của thầy giáo già Phạm Văn Hiền ở Thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, Bình Định có đoạn viết:
“Trong khổ đau lại ngộ ra sự sống
Trong vô cùng tuyệt vọng, tự vận động vươn lên
Không than van, oán trách ưu phiền
Thánh nhân chân lý nằm trong hiện thực
Vinh quang nào cũng đi lên từ “Tâm lực”
Tìm ngọc trai phải dò đáy biển sâu
Trường Sinh học chẳng ở xa đâu
Ở con người có “Tâm” tu luyện.
(…)
Vũ trụ con người trường sinh cộng hưởng
Được – Mất, Bại – Thành, lực hướng về Tâm.”
TRẦN THỊ CHÂU
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chí Linh,
Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
NHIỀU NGƯỜI CHƯA HIỂU CHÁU, CHƯA TIN TRƯỜNG SINH HỌC
Cháu xin chia sẻ vài lời với tất cả mọi người, nếu có gì không vừa lòng xin các cô, các chú bỏ qua cho cháu nha. Cháu tên Thái Minh Giàu, là bệnh nhân ít có ai biết đến. Cháu học Trường Sinh học, tập luyện mấy năm nay đã hết bệnh hoàn toàn. Nhưng cháu không có cách nào để giúp cho gia đình mình cùng bà con trong tỉnh cũng như tỉnh bạn và mọi người biết về Trường Sinh học. Cháu bây giờ học đến cấp ba rồi mà vẫn buồn, vì trước mặt cháu toàn là những người bệnh chờ chết mà không ai tin cháu. Khi cháu nói ra thì ai cũng cười và nghi ngờ, có khi còn chửi cháu là thằng khùng trong tâm họ không chừng. Nơi cháu đã học Trường Sinh học là tại Dầu Tiếng, Bình Dương, do bác Mai, chú Che, chú Long cùng các chú khác giảng dạy và khai mở Luân xa qua cả ba cấp. Họ đã giúp cháu đánh tan những căn bệnh của cháu, đó là: thiếu máu cơ tim, đau dạ dày, đau nửa đầu, ho về đêm, đau lưng do làm việc nặng nhọc và bệnh thường hay ngủ li bì. Họ là người mà cháu mang ơn vì đã giúp cháu chữa hết bệnh.
Do đó cháu biên những dòng này mong muốn các cô bác mình ở Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam hay ở bất cứ nơi đâu thì xin hãy đi khắp mọi nơi báo tin để cho những người bệnh đau khổ ai cũng biết và tin theo Trường Sinh học. Làm sao đó để ai ai cũng được nhận năng lực Trường Sinh học, để ai cũng trở về cái Tâm thật của mình. Đây cũng là ước muốn của tất cả những người đã học Trường Sinh học.
Cuối lời cháu xin chúc cho mọi người Trường Sinh học mới cũng như cũ đều giữ được Luân xa đến khi cuối đời và ai cũng ghi nhớ câu:
"ĐỜI GIÚP TA SÁNG TỎ ĐƯỜNG ĐẠO
TA GIÚP ĐỜI TRONG LÚC LÂM NGUY".
Môn sinh THÁI MINH GIÀU. Điện thoại: 01229833545
Tôi ở Thủ Đức rất muốn theo học lớp trường sinh học ở bình dương. có liên hệ với Môn sinh THÁI MINH GIÀU. Điện thoại: 01229833545, nhưng số này không có. Không biết địa chỉ Thấy Mai ở bình dương ở chổ nào ?
Gửi cô chú bác Ban Quản Lý trang web
Vì có nhiều người sau khi xem các thông tin về trường sinh học, muốn theo học môn này như bản thân tôi. Nhưng không biết địa chỉ dạy Trường sinh học gần nhất tại địa phương mình ở đâu. Nếu tìm kiếm trên web rất khó tìm hoặc không đầy đủ. Cho nên, các cô chú bác trong ban quản trị trang web nên có thêm mục địa chỉ hướng dẫn tập luyện, ở các địa phương mà đang giảng dạy trên trang chủ. Xin chân thành cám ơn
Nguyễn Xuân Phương
phone: 0903614121
Đăng nhận xét