Bàn tay có màu sắc đỏ
ửng cho phép thầy thuốc nghĩ tới bệnh cao huyết áp. Còn bàn tay trắng xanh, lại
có những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ướt
át mồ hôi,... là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, khí huyết xấu. Qua quan sát bàn
tay nhiều bệnh nhân, các thầy thuốc đã tổng kết và rút ra được nhiều kinh
nghiệm quý báu trong chẩn đoán.
Màu sắc đôi bàn tay
Bàn
tay có màu xám là có bệnh ở gan.
Bàn
tay đỏ hồng, nóng ran, mềm nhũn, ẩm ướt là biểu hiện của cường năng giáp trạng.
Trái lại, bàn tay có màu trắng bệch, lạnh ngắt, khô ráo, thô ráp là biểu hiện
thiểu năng giáp trạng.
Bàn
tay có màu vàng là dấu hiệu của bệnh thương hàn hay hoàng đản.
Bàn
tay có màu vàng chanh là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Bàn
tay ở tuổi 40 có màu vàng sẫm là biểu hiện của suy thận hay suy gan.
Bàn
tay có màu vàng sẫm (nhất là ở phía dưới ngón tay đeo nhẫn) thường là biểu hiện
bệnh ở mắt hoặc thị lực giảm.
Lòng
bàn tay có vết xanh đậm ở chỗ trũng hay xuất hiện ở người bị táo bón thường
xuyên, hoặc đau ruột, đau dạ dày, tinh thần khủng hoảng.
Các
chỉ tay từ màu hồng biến sang màu trắng thể hiện bộ máy tiêu hóa trục trặc, có
vấn đề.
Màu sắc của móng tay
Móng
tay có màu vàng thường liên quan tới bệnh gan.
Móng
tay có màu tím thường liên quan tới bệnh tim mạch, huyết dịch, thiếu ôxy.
Móng
tay có những đốm trắng thường liên quan tới chứng thiếu canxi.
Móng
tay có những đốm đen thường liên quan tới bệnh phù thũng.
Móng
tay trắng xanh, mà đầu ngón có vết nhăn thường là khả năng thiếu máu.
Móng
tay có sọc dài thường là đau dạ dày, đau ruột, phong thấp hay thiểu năng giáp
trạng.
Móng
tay có màu xanh lại viền màu đỏ sẫm xung quanh thường là cơ quan bài tiết không
bình thường hay bị trúng độc.
Móng
tay trẻ nhỏ có chấm trắng là tình trạng sức khỏe suy thoái.
Móng
tay người lớn mỏng và đen là báo động tình trạng bệnh nặng.
Móng
tay ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn có hình mặt trăng lưỡi liềm báo hiệu
sức khỏe và khả năng miễn dịch giảm.
Theo: Sức Khỏe & Đời Sống.
1 nhận xét:
Trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên (hôm nay) nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, Viện sĩ – Bác sĩ Dương Quang Trung, nguyên Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, người đã có hơn 50 năm gắn bó với ngành y tế, chia sẻ những trăn trở của ông trước thực trạng ngành y tế hiện nay và hiến kế 5 giải pháp quan trọng.
Theo ông: “Quá tải Bệnh viện không những ảnh hưởng đến chất lượng điều trị mà còn tác động tiêu cực đến y đức của người thầy thuốc bởi áp lực nặng nề của công việc. Ảnh hưởng ngay trước mắt là sự thiếu lịch sự trong giao tiếp, thường thiếu tận tình trong chăm sóc người bệnh.”
Dịp này, ông cũng có nhắn nhủ với các y, bác sĩ, nhất là những người trẻ mới bước chân vào nghề:
“Đau ốm là nỗi bất hạnh trong cuộc sống, nhất là với người nghèo, gần như đứng bên lề xã hội. Người thầy thuốc, với nhiệm vụ thiêng liêng trị bệnh cứu người, cần đồng cảm với bệnh nhân, không thể vô cảm trước sự đau khổ của người bệnh.
Người chọn ngành y cần có cái tâm rộng mở, cái đức trong sáng và cái tài luôn phải trau dồi. Và muốn có y đức phải rèn luyện từ lúc trẻ thơ, được dạy biết thương người như thể thương thân. Khi lớn lên phải biết tình dân tộc, nghĩa đồng bào và làm việc phải có trách nhiệm, lương tâm, không để đồng tiền chi phối. Thầy thuốc không nên cầu lợi, kể công,…”
Thanh Tùng Nguồn: Thanh Niên.
Đăng nhận xét