Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Vài lưu ý để tập luyện tốt hơn

Chào buổi sáng
        Để có thể tiến bộ nhanh, trong quá trình tập luyện bạn nên cố gắng tuân thủ vài lưu ý sau:
Không ngắt quãng
Hãy tắt chuông điện thoại, và nếu được thì nên tắt nguồn điện thoại để khỏi phiền phức. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình và những người thân của bạn sẽ hiểu, tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.
Tập luyện hai lần một ngày hoặc nhiều hơn
Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen tập luyện thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy cố gắng thu xếp thời gian hợp lý để tập luyện ít nhất hai lần một ngày, không thay đổi, mỗi lần chừng 60 phút, nhiều hơn càng tốt. Người bệnh nặng được khuyên mỗi ngày ngồi tập ba lần, bốn lần hoặc nhiều hơn.
Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày
Hãy luyện tập thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian. Nhờ vậy, đến giờ tập, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho tập luyện là vào lúc mặt trời mọc (trước khi ăn sáng) và lúc mặt trời lặn. Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, hoặc trước khi bạn đi ngủ. Thời gian vào giữa buổi trưa tốt hơn cho những người còn nặng tà khí ô trược cần tập luyện tốt để tẩy trược. Những người đã học lớp Nâng cao Bậc II trở lên được khuyên là buổi tối nên bắt đầu ngồi tập lúc 21 giờ.
Hãy dành một nơi sách sẽ, thoáng mát để tập luyện
Ngay cả khi phòng bạn chật hẹp, hãy dành một góc cho việc tập luyện. Giữ nó sạch sẽ và thoáng mát (có thể có thêm cây cảnh, tranh ảnh tạo cảm hứng, tạo không gian yên tĩnh,…) để tập luyện. Cố gắng tập ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (“sóng rung”) của nơi đó đã giúp bạn dễ tịnh tâm hơn. Nếu thu xếp được thì tốt nhất không nên tập luyện trong phòng ngủ.
Luôn giữ cho cột sống thẳng
Khi bạn tập luyện tốt sẽ có một luồng năng lượng mạnh chạy dọc theo cột sống lên não. Nếu ngồi cong lưng hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó, điều quan trọng là bạn phải ngồi sao cho lưng càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt phẳng cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Các bài tập thể dục nhẹ như co giãn, vặn mình khi kết thúc sẽ giúp cho cột sống khỏe và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi tập thẳng lưng một cách thoải mái.
Thường xuyên tham gia tập luyện tập thể tại tụ điểm
Vài tuần tập luyện đầu tiên sau khi học lớp Hướng dẫn Căn bản là quãng thời gian khó khăn nhất. Vì khi đó tâm trí vẫn có thói quen hướng ngoại, người mới tập cảm thấy khó kiểm soát, tâm trí bất an và khó hướng vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia tập luyện tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Tham gia tập luyện tập thể ít nhất một tuần một lần, thiết thực với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh. Vào ngày Chủ Nhật nên tập trung đến tụ điểm ngồi tập từ 18 giờ 30’.
Tìm đọc những loại sách nâng cao tinh thần hàng ngày
Để giữ tâm trí được an bình và nâng cao trước những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là bạn nên tìm đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần hàng ngày – có thể là sau khi tập luyện, khi mà tâm trí bạn sáng sủa và yên tĩnh.
Kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình
Cần nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy, đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong tập luyện – nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ từng ngày, dù bạn có nhận ra điều đó hay không: Chính việc cố gắng ngồi và tập trung tư tưởng đã làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày.
Cố gắng tập luyện đúng, tập luyện đủ và tập luyện đều đặn, bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong – tức là bạn đã tập luyện đạt yêu cầu rồi đó.
Chúc các bạn sớm thành công!

7 nhận xét:

Tân Môn Sinh nói...

Tôi có một vài điều xin được hỏi:
- Chân phải của tôi trước đây mổ bướu bị chạm gân nên thường xuyên đau. Khi ngồi thiền kiểu xếp bán kiết già thì không ngồi được lâu. Tôi có thể ngồi xếp bằng được không?
- Có người học trước tôi nói: khi ngồi thiền chỉ cần thả lỏng người, tâm trí không suy nghĩ gì cả thì năng lượng tự vào như vậy có đúng không hay phải tập trung vào luân xa thì năng lượng mới vào.
- Nhà tôi thường xuyên không được yên tĩnh. Mỗi ngày tôi chỉ tập luyện vào một lần vào buổi sáng sớm thì mới có không gian thích hợp. Còn các lần còn lại thì thường mất tập trung. Như vậy hiệu quả chữa bệnh có giảm đi không?
Kính xin các minh sư trả lời giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.

Ha Le (bambinai445@ ... )

Unknown nói...

CLB Trường Sinh học Dưỡng sinh trả lời bạn:
1. Bạn hãy chọn cho mình một kiểu ngồi thích hợp nhất, tuy nhiên nếu ngồi kiết già được thì tốt nhất, hoặc ít nhất thì cũng phải ngồi được kiểu bán kiết già. Ngồi xếp bằng cũng được nhưng thu được ít năng lượng hơn, thường là người mới tập hay ngồi kiểu này.
2. Bạn ôn lại lý thuyết đã học tại lớp nhé. Bạn dành khoảng vài ba phút đầu tập trung vào LX 6 (hoặc LX7), thời gian còn lại thì thả lỏng cơ thể và không suy nghĩ gì, cố gắng ngồi được trên 60' mỗi lần. Một ngày cố gắng thu xếp ngồi 3 lần, nhiều hơn càng tốt. Lịch tập: Buổi sáng ngủ dậy thì ngồi; Buổi trưa ngồi tập vào thời gian trước đây hay ngủ trưa; Buổi tối ngồi tập trước khi ngủ. Chiều Chủ nhật nên đến điểm tập để ngồi tập trung sẽ thu năng lượng tốt hơn?
3. Ngày ngồi tập một lần thì hiệu quả thấp. Mới đầu chưa quen hơi khó tập trung, dần dần sẽ khá hơn. Chúc bạn cố gắng tập luyện và chịu khó nghiên cứu kỹ từng bài tham khảo hoặc đến tụ điểm tập để được trao đổi thêm nhé!
Chúc bạn thành công!

Tân Môn Sinh nói...

Xin chân thành cảm ơn các minh sư đã trả lời câu hỏi của tôi. Tôi sẽ cố gắng ngồi tập luyện thật tốt để chữa bệnh đạt hiệu quả. Chúc các Đồng môn Câu lạc bộ Trường Sinh học Dưỡng sinh luôn có nhiều sức khỏe, hạnh phúc, an lạc.

Ha Le (bambinai445@ … )

Người Đồng Môn nói...

NHỎ NHẸ NHẮC NHAU

Ngồi tập thẳng lưng, thẳng cổ đầu,
Đầu óc xin đừng nghĩ đâu đâu
Tư tưởng tập trung thu năng lượng
Luôn nhớ tĩnh tâm đứng hàng đầu.

Nhổ từ gốc rễ bệnh nông sâu
Chính nó gây nên nỗi u sầu.
Đẩy ra độc tố, bệnh mãn tính,…
Sức khỏe phục hồi, bệnh khỏi mau.

Môn sinh VŨ CÔNG CHỨC (sinh năm 1932)
Số 08, Lưu Hữu Phước, Rạch Dừa, TP Vũng Tàu.

Hoàng Tiến Nhẫn nói...

LỜI NÓI LÀ LIỀU THUỐC QUÝ

Tôi nhận thấy ngoài việc đặt tay phụ bệnh điều trị bệnh nhân, còn một loại thuốc không kém phần quan trọng chính là lời nói của người phụ bệnh.
+ Thứ nhất: Lời nói của người phụ bệnh không những giúp bệnh nhân “nhẹ người” mà trong nhiều trường hợp nguy kịch còn giúp cứu sống bệnh nhân.
+ Thứ hai: Lời nói của người phụ bệnh giúp làm cho bệnh tình của bệnh nhân nhẹ đi. Nếu ôn tồn giải thích, bệnh nhân hiểu rõ và thực hành đúng động tác, yên tâm tư tưởng sẽ mau hết bệnh.
+ Thứ ba: Lời nói của người phụ bệnh làm an lòng thân nhân và gia đình người bệnh, sẵn sàng hợp tác với mình cùng tập luyện tốt để chữa bệnh.
Quả thật, sau một thời gian trải nghiệm những người đi trước đều có chung nhận xét: Lời nói của người phụ bệnh trở thành liều thuốc quý, không mất tiền mua mà kết quả thật kỳ diệu.

Tân Môn Sinh nói...

Xin cảm ơn vì các cô chú ở CLB Trường Sinh học Dưỡng sinh truongsinhhocds@gmail.com đã có lời hỏi thăm và chỉ dẫn. Đúng như các cô chú nhắc nhở, từ sau khi học lớp Nâng cao Bậc II (mở âm dương), mỗi lần luyện tập cháu thấy có mệt hơn trước nhưng vẫn cố gắng ngồi. Hiện tại cháu vẫn chưa thu xếp được thời gian để ngồi mỗi ngày 2 lần, không biết như thế có ảnh hưởng gì cho cơ thể không?
Cháu thấy, nếu trong lúc ngồi mà “cầu nguyện” thì cháu chỉ ngồi được 30 – 45 phút thôi! Thật trùng hợp khi những lần sau này ngồi, cháu không “cầu nguyện” thì ngồi được 60 phút. Cháu không biết mình làm như thế có ảnh hưởng gì về sau không? Mong các cô chú giải đáp để cháu được hiểu và thực hành tốt hơn.
Cháu xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe các cô chú trong CLB!

Anh Em (tygon24_2@yahoo.com)

Bảy Hạnh, Bến Đá nói...

Một bạn đọc đã nhận xét:

“Các cô, các chú rất nhiệt tình trong việc phát triển bộ môn này và đã giúp cho khá nhiều người bệnh cận kề đến cái chết có được niềm tin và kéo dài sự sống! Nhưng các cô, các chú nên nghiên cứu và trau dồi bộ môn này theo khía cạnh khoa học nhiều hơn nữa thì sẽ thật tốt!”

Nguyen Quoc Dung (nguoianlac@yahoo.com.vn)