Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Vươn tới Trường Sinh học

          Nghe bài giảng, được mở sáu Luân xa
Ta cảm thấy thân mình thay đổi hẳn
Nguồn sinh lực “thấm” môn Trường Sinh học.
Qua một tuần như chắp cánh thăng hoa…
         
Đức Tổ Sư Đasira  Narada.
Đã chỉ dẫn đường về cho Dương Thế.
Để không còn những bệnh tật đau thương
Một kiếp người chỉ tồn: Sinh – Lão – Tử
Không hận thù, không vật chất xa hoa.
Không vụ lợi, sống hòa bình nhân ái
Người giúp người, một niềm tin bao la…

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Cục bướu ở cổ tôi đã tự tiêu nhỏ lại

Chị Trâm bây giờ sức khỏe đã khá lên nhiều.
        Cục bướu cổ đa nhân tai ác, nó đã ảnh hưởng đến quả tim của tôi và làm cho tôi luôn bị mệt bất thường, thật là đau khổ. Đấy là chưa kể một lô bệnh khác, như: thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối,… hễ trở trời thì người lúc nào cũng đau như rần, chân bước lê không nổi. Lại còn cái bệnh đau đầu kinh niên, nó hành hạ tôi từ khi mới 12 tuổi.
Điều may mắn nhất cho tôi là kể từ khi tôi tiếp cận được với môn Trường Sinh học này (tháng 4 năm 2009) rồi học hành, tập luyện, chia sẻ kinh nghiệm,… tôi không phải dùng một viên thuốc nào để trị các căn bệnh đang quằn quại trong cơ thể tôi. Vì vậy, tôi cứ yên tâm cố gắng tập luyện mà không lo phải gánh chịu những tác dụng phụ của thuốc.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Nhìn bàn tay đoán bệnh.

          Bàn tay có màu sắc đỏ ửng cho phép thầy thuốc nghĩ tới bệnh cao huyết áp. Còn bàn tay trắng xanh, lại có những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ướt át mồ hôi,... là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, khí huyết xấu. Qua quan sát bàn tay nhiều bệnh nhân, các thầy thuốc đã tổng kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong chẩn đoán.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Thanh minh


Mùa Xuân trên vùng cao.
          Lâu lắm, dễ chừng hai mươi năm hôm nay mới có dịp về thăm quê nội lại đúng vào tháng ba khi cái nắng buổi chớm hè còn e ấp trong làn sương mỏng, cái lành lạnh se se của mùa Xuân chưa dứt cũng là mùa tảo mộ của người Mường.
          Đúng như ngày xưa cụ Nguyễn Du mô tả: “Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Tiếc rằng ở đây không có hoa lê, chỉ còn những rặng hoa mơ nở trắng như còn vương vấn chút gì của mùa Xuân.

Nói xấu người khác - Nên chăng?

          “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ...
          Nhiều người có thói quen ưa nói đến lỗi lầm của người khác, đôi khi chính họ cũng không nhận thấy thói quen xấu ấy và chỉ nhận diện được ra nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc ưa nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Một trong số những minh sư của tôi, ngài Ngawang Dhargye, đã từng nói: “Quý vị ngồi lại với nhau và nói về lỗi lầm của một người khác, về những việc làm sai trái của người đó. Thế rồi quý vị tiếp tục thảo luận về những sai phạm và những phẩm chất tiêu cực của người khác, bởi vì quý vị tự thừa nhận với nhau rằng quý vị là những người tốt nhất trên thế giới”.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Những tín hiệu cảnh báo ung thư

          Ung thư là một loại bệnh khó chữa nếu phát hiện muộn. Vì vậy, mọi người hãy chú ý những tín hiệu dự báo ung thư sau đây của cơ thể để có thể phát hiện bệnh sớm.
         
          Chảy máu trực tràng
          Dự báo: Ung thư đường ruột
         Chảy máu đường ruột có biểu hiện là đại tiện kèm theo máu, cần phân biệt đại tiện kèm theo máu và bệnh trĩ. Bệnh trĩ là sau khi đi ngoài kèm theo máu, còn u bướu hay chảy máu đường ruột là khi đi ngoài trộn lẫn với máu. Thực ra, triệu chứng rõ rệt nhất của u xơ trực tràng là khi đi ngoài phân rất mỏng bởi vì đã bị u bướu chặn lại.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Về Hội Vân

Bác Phạm Quang Trạch. 
Ảnh: Minh Hằng.
      Chụp tại Hội Vân 22-02-2012
Tôi lại về sống giữa Hội Vân
Để nghe cô ân cần giảng dạy
Lại được đón dòng đời tuôn chảy
Mãi sinh sôi như vậy đã lâu rồi.
Trọn năm năm tôi cứ tập ngồi
Vâng lời cô, thế rồi hết bệnh.
Bảy lăm tuổi vẫn còn khỏe mạnh
Niềm vui nào so sánh được không.
Tôi lại về tắm mát dòng sông
Nơi quy tụ những tình yêu cháy bỏng.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Trăm nẻo về Tâm

Tâm tĩnh lặng.
       Kiểm soát tâm là điều cần thiết, nhưng không phải là điều dễ thực hiện, vì tâm con người còn khó dò hơn lòng đại dương.
          Câu chuyện thứ nhất
        Tôi tình cờ nghe chuyện của hai ông nhà văn, nhà báo nọ. Ông nhà văn đang lật từng trang báo biếu nhẹ nhàng và xem, trong đó có bài mình. Ông nhà báo đi ngang, tiện hỏi “Báo biếu à?”. “Ừ!”. Ông nhà báo nghía xem. Tặc lưỡi, hậy, báo chẳng có gì xem. Lướt qua tờ báo khác cũng có bài của ông nhà văn được đăng, nhà báo nọ cũng nói câu cũ. Ông nhà văn chậm rãi nói: “Nè, ông cứ nhìn báo nào, trang viết nào cũng bằng con mắt chuyên viết phóng sự xã hội của ông thì chẳng có tờ báo nào đáng để cho ông đọc đâu. Tôi viết lai rai, báo miệt vườn, báo tỉnh thôi”.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Giai đoạn trong một đời người

Thời gian không chờ một ai.
          Tuổi tác – Đó không chỉ là một khái niệm sinh học mà còn mang nặng tính tâm lý học. Ở bất cứ một lứa tuổi nào chúng ta cũng dễ phải đối mặt với những khủng hoảng nhất định liên quan tới những biến động tâm lý, sự thay đổi định hướng sống và sự mở ra của những cơ hội mới.
          Trong những thời điểm chuyển giao giai đoạn như thế, chúng ta không còn bị phụ thuộc vào ý muốn của chính bản thân mình nữa. Vì vậy cần biết trước về những bước ngoặt đó để chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận sao cho đỡ thiệt hại nhất nếu gặp xui xẻo và thành công nhất nếu gặp vận hội tốt.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Thiền dưới mắt khoa học

          Khoa học nhìn về thiền Phật giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đại học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau:

          Não bộ của các vị sư Phật giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền. Cuộc nghiên cứu khảo sát về các não bộ của các vị sư.
          New York, USA – Trong một phòng thí nghiệm nằm tách ra khỏi một con đường ở thành phố New York ồn ào, một nhà khoa học về thần kinh có ngôn ngữ dịu dàng đang đưa các vị sư Tây Tạng vào một máy quét não bộ lớn như một xe hơi để tìm hiểu rõ hơn về việc tu tập thiền định xưa cổ này.
          Nhưng cuộc nghiên cứu dị thường này có thể không chỉ làm sáng tỏ các bí mật của việc sống một cuộc đời hòa hài, nhưng cũng có thể đưa ánh sáng vào một số trong các căn bệnh huyền bí hơn của thế giới?

Lời thề Hypocrates

Hypocrates - Thầy thuốc Hy Lạp.
          Hypocrates – Thầy thuốc Hy Lạp, được thừa nhận là ông tổ của ngành y. Người ta cho rằng ông sinh ra ở đảo Cos, một hòn đảo nằm ven bờ biển Tiểu Á, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ người cha, vốn là một thầy thuốc. Ông đã từng đi một số nơi, có lẽ là Athen, để nghiên cứu, và sau đó ông trở lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trường phái Hypocrates, hay trường phái Cos hình thành xung quanh ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y học ra khỏi những suy luận mê tín và triết học, đưa y học thành phạm trù khoa học chính xác dựa trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt chẽ. 
Lời thề quy định chi tiết quyền được giữ bí mật của bệnh nhân, yêu cầu người thầy thuốc phải có cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp đáng kính trọng, và đòi hỏi họ điều trị chỉ với mục đích chữa khỏi bệnh.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Ứng dụng Năng lượng Sinh học

Tác giả Nguyễn Văn Lai
          Lịch sử tên gọi
       Cách nay đã trên 6.500 năm, trong kinh Vedas cổ xưa của Ấn Độ nói đến khí Prâna và Luân xa, người Ai Cập nói đến năng lực siêu nhiên, người cổ Trung Quốc gọi là (Qi) khí công để thu ngoại khí, đức Phật nói đến Điển Quang quanh cơ thể sống, còn Chúa Jesus nói: Ta là ánh sáng.
          Bản chất của Năng lượng Sinh học
        Con người do bẩm sinh, do tai nạn trong cuộc đời, do tu thiền hay tập luyện mà có hoặc được kích hoạt, kích thích khai mở các điểm đặt biệt trong những điều kiện nhất định có thể thu nhận năng lượng vũ trụ để chuyển thành Năng lượng Sinh học.
Năng lượng và vật chất có khả năng chuyển hóa cho nhau, vì vậy Năng lượng Sinh học mang các tính chất sau:

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Gặp lại người rỗng tủy năm xưa

          Trước đây, trên tập san Người Cao tuổi, số 162, tháng 8 năm 2010, đã có nhắc đến trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Minh Huệ bị bệnh rỗng tủy sống – một loại bệnh hiếm gặp – bệnh viện trả về, đi học Trường Sinh học đã có kết quả bước đầu. Câu lạc bộ Trường Sinh học Dưỡng sinh đã đăng tải lại bài viết này với tựa đề: “Trường Sinh học – Phương pháp chữa bệnh không mất tiền” được khá đông bạn đọc quan tâm theo dõi. Nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc gần xa và tất cả những ai quan tâm về bài tự sự của chính bản thân người bệnh này sau hơn 2 năm tập luyện môn Trường Sinh học Dưỡng sinh.
Chị Minh Huệ và con gái Hải Anh lúc 15 tháng tuổi.
          Tuyệt vọng
        Cách đây 5 năm, tôi thường xuyên đau cứng cổ gáy, mờ mắt, đau vùng ngực, khó thở, sưng phù nề ngực trái,… Tôi đã đi khám và nằm điều trị tại nhiều bệnh viện ở các tỉnh phía Nam mà vẫn không tìm ra nguyên nhân. Đến tháng 8 năm 2009, bệnh của tôi bắt đầu nặng, nửa người bên phải bỏng rát và tê lạnh, rồi từ từ dẫn đến mất cảm giác sâu, từ cổ đến vùng mông bên phải.
Đơn vị và gia đình tôi lập tức đưa tôi ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám. Sau 10 ngày theo dõi và điều trị tại Khoa A7 Nội Thần kinh, bệnh viện làm các xét nghiệm chọc tủy sống, chụp cộng hưởng từ,… đã tìm ra bệnh của tôi. Thật ngạc nhiên là 11 đốt tủy sống của tôi hoàn toàn không có. Các giáo sư, bác sỹ hội chẩn rất kỹ trường hợp bệnh của tôi và xác định đây là bệnh rỗng tủy sống – một loại bệnh nan y và cũng hiếm gặp. Bệnh nhân lại là nữ quân nhân, tuổi đời còn rất trẻ (!!!).

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Chúng tôi đã được tiếp thêm năng lượng, sức mạnh và niềm tin

         Từ ngày 12 đến 19 tháng 9 năm 2011, tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), được sự đồng ý của chính quyền địa phương, chú Long và chú Minh (ở Quy Nhơn) đã ra giúp bà con xã Thạch Hóa và các xã vùng lân cận học lớp Hướng dẫn Căn bản và Nâng cao Bậc I. Đây là lớp hướng dẫn tập luyện tự chữa bệnh bằng phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học, với số lượng 321 học viên tham gia, được chia làm 5 lớp. Sau một tuần học tập, được chú Long, chú Minh và những người phụ trách lớp tận tình giúp đỡ, chỉ bày chu đáo, bà con đã cố gắng tập luyện và hiệu quả cho thấy rõ rệt, nhiều người bệnh tình đã bước đầu thuyên giảm.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Trường Sinh học giúp tôi khỏe mạnh lại không tốn kém


Chị Thi đã nói năng lưu loát trở lại.
           Trước kia, tôi mang trong mình khá nhiều bệnh, ai có bệnh mới thông cảm đúng thật là đau khổ. Tôi đã đi chữa trị nhiều nơi, bác sĩ kết luận cũng khó ghi hết về những căn bệnh của tôi. Tôi bị các chứng bệnh là: Viêm đa khớp, thoái hóa cột sống (đốt sống cổ) từ năm 1995, gai các khớp gối chân và sưng các khớp tay, hai đầu gối đã phải bó bột vì bị mẻ. Chứng viêm đa khớp đã làm cho tôi luôn bị tê cứng tay chân và nhức mỏi toàn thân. Đó là chưa kể mỗi khi thời tiết thay đổi tôi lại bị cảm cúm, thường hay ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… đau dây thần kinh liên sườn. Cái bụng tôi thì thật khổ, mắc chứng đau hang vị dạ dày, việc ăn uống thì thật phiền toái. Một bệnh nữa mà không kể thì những ai ở gần cũng biết là tôi bị viêm dây thanh mãn tính, nói không thành tiếng, rất khó khăn trong giao tiếp. Thật không gì đau khổ bằng việc tai nghe được mà miệng không nói được thành lời.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Vài lưu ý để tập luyện tốt hơn

Chào buổi sáng
        Để có thể tiến bộ nhanh, trong quá trình tập luyện bạn nên cố gắng tuân thủ vài lưu ý sau:
Không ngắt quãng
Hãy tắt chuông điện thoại, và nếu được thì nên tắt nguồn điện thoại để khỏi phiền phức. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình và những người thân của bạn sẽ hiểu, tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Chữ "Nhẫn" trong thư pháp Thiền

          Nhẫn nhẫn nhẫnTrái chủ oan gia tùng thử tận. (Thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn. Thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết).
          Thư pháp Thiền là nơi hội tụ của nghệ thuật và trí tuệ giác ngộ (Stephen Addis). Vì vậy ngôn ngữ của thư pháp là cái đã đi qua văn tự để đến chỗ siêu việt văn tự; từ đó giúp chúng ta ngộ được nhiều điều trong cuộc sống. Như chữ “Nhẫn” chẳng hạn, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của chữ “Nhẫn” trên các tác phẩm thư pháp.
Thư pháp Hoa Nghiêm - Khắc gỗ Trần Quốc Âu

Thật tuyệt vời! Cái bụng tôi lành rồi.

Cô Thu đang khai mở Luân xa
tại một lớp học ở TP Buôn Ma Thuột.
          Vào 2 ngày cuối năm dương lịch 2011 vừa qua, sau khi về quê ngoại giỗ trạp lên, tôi không biết bị ngộ độc thức ăn hay sao mà cái bụng nó khó chịu, có cảm giác như bị chướng lên, thỉnh thoảng lại ợ chua, miệng không muốn ăn uống gì cả. Tôi cố gắng ngồi Thiền để cho đỡ bệnh thế nhưng 2 ngày trôi qua, chẳng thấy đỡ được chút nào, càng ngày càng thấy khó chịu hơn, lại không ăn uống gì được nên người mệt lả, chỉ có nằm lì trên giường. Đến bữa không đói, bưng bát cơm lên mà cảm thấy ớn, không thể ăn được.
Lúc này gia đình vợ con khuyên tôi nên đi bệnh viện để khám và điều trị,… Tôi bỗng nhớ tới lời cô Thu dặn cả lớp khi học tại Hội Vân đại ý là: “Khi về nhà, nếu ai có bệnh mà ngồi Thiền không đỡ thì điện cho cô Thu để cô phụ bệnh từ xa cho”.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Tu tâm dưỡng tính

         Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường quen miệng nói đến hai chữ “tu dưỡng”, chẳng hạn như: “Con nên tu dưỡng tính tình để thành người có đức hạnh”, hay: “Nó hư, vì không biết tu tâm, dưỡng tính”. Hai tiếng “tu dưỡng” thường đi đôi với nhau, nên chúng ta hay mường tượng hình như chúng có nghĩa giống nhau.
         Thật ra, mỗi chữ có một nghĩa khác nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà Dưỡng là nuôi. Người ta Sửa cái xấu mà Nuôi cái tốt – Sửa là trừ, mà Nuôi là cộng; Tu có tính cách tiêu cực, Dưỡng có tính cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho “hết hư”. Một bên làm cho “thêm nên”.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Tu thân


          Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở thì phải cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậỵ

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Giữ tâm bình an trong sóng gió

          Vào thời điểm chuẩn bị tiễn đưa năm cũ Tân Mão và đón năm mới Nhâm Thìn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có một cuộc trải lòng thú vị xung quanh vấn đề giữ tâm bình an trong bối cảnh cuộc sống nhiều biến động.
          Hãy sống tử tế
Ông Vũ Khoan
          Thưa ông, trải qua những năm tháng hoạt động ngoại giao và quản lý nhà nước, cả công tác Đảng hết sức sôi động và hiện nay, là một nhà hoạt động xã hội, xin ông cho biết nguyên tắc sống của ông?
          Trước sau tôi vẫn tâm niệm rằng bất luận thế nào “mình luôn phải là mình”. Tất nhiên trong cái mình có, có cái hay và có cái dở, mình phải thực sự cầu thị, cố sửa những cái dở, giữ những cái hay. Bên cạnh đó, cuộc sống của con người luôn chịu tác động của ngoại cảnh, có những cái tác động thuận cho mình và cũng không ít cái trái với lòng mình.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Toán học và Dưỡng sinh

         Toán học và Dưỡng sinh, có vẻ chẳng liên quan, dính dáng đến nhau: Toán học nghiên cứu các quan hệ số lượng và hình dạng không gian, còn Dưỡng sinh nghiên cứu các biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng sinh mệnh. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn sẽ thấy rằng, giữa Toán học và Dưỡng sinh có những mối liên quan đặc biệt. Và trong “thời đại số hóa” ngày nay, khoa học không những đã xây dựng những “mô hình toán học về sức khỏe”, mà còn lập ra được cả những “công thức toán học về thực hành dưỡng sinh” cụ thể. Dưới đây, ta hãy thử tìm hiểu một vài mô hình “Toán học – Dưỡng sinh”, tuy đơn giản mà có thể gợi ra nhiều điều.
Tam giác tuổi thọ 
        Tuổi thọ của mỗi con người, chỉ có chừng 15% – 20% được quyết định bởi nhân tố di truyền, còn 80% – 85% quyết định bởi nhân tố hậu thiên (phương thức sống). Dựa trên lý luận này, các nhà khoa học Nhật đã “mô hình hóa” tuổi thọ của con người bằng diện tích của một tam giác cân (diện tích tam giác = cạnh đáy nhân chiều cao chia đôi). Diện tích của tam giác càng lớn tuổi thọ càng cao, ngược lại diện tích càng nhỏ tuổi thọ càng thấp. Cạnh đáy tam giác biểu tượng cho nhân tố di truyền; hai cạnh bên phân biệt biểu tượng các nhân tố hậu thiên: điều kiện dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe tâm thần. Một con người, tuy bẩm sinh không thật khỏe mạnh (cạnh đáy tam giác không đủ dài), nhưng ngay từ khi nhỏ tuổi đã chú ý ăn uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng dinh dưỡng, đồng thời kiên trì luyện tập thể dục thể thao, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, thái độ sống lành mạnh và tâm lý ổn định, thì tuổi thọ vẫn có thể nắm chắc trong tay.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Thử xem sao, ai ngờ hết bệnh

          Năm 2007 tôi mắc căn bệnh u xơ phải đi bệnh viện phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau khi mổ được khoảng 3 tháng thì toàn thân tôi đau nhức, thậm chí chải đầu cũng khó khăn. Các ngón tay tôi tự nhiên cứng đờ không nắm lại được, chân thì nặng như đá đeo, đầu thì đau nhức, toàn thân mệt mỏi. Tôi đã đi khám và lấy đủ loại thuốc, cả thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc,… mà cũng không khỏi, bệnh chỉ đỡ đôi chút khi hết thuốc lại đau lại. Đã có lúc tôi nghĩ không lẽ từ nay về già mà phải đeo bệnh thế này thì cuộc sống thật bế tắc.
Đầu năm 2009, tôi nghe các cụ ở Hội Người cao tuổi nói chuyện về môn Trường Sinh học này, vì trong người có bệnh chưa khỏi nên tôi cũng thử đi học xem sao. Thật không ngờ là sau khi học xong về nhà tự tập luyện được khoảng 3 tháng thì thấy bệnh tình trong người cứ ngày một thuyên giảm rõ rệt. Tôi rất phấn khởi và tự nhủ mình cố gắng rèn luyện thường xuyên. Cho đến nay thì bệnh tình của tôi coi như đã hết, cả những căn bệnh tôi chưa kể như đau lưng hay đau thần kinh tọa cũng khỏi luôn.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Trường Sinh học mở ra nhiều điều lý thú

        Bản thân tôi, một cán bộ có hơn 50 năm tuổi Đảng, từng là chuyên viên cao cấp của Bộ Văn hoá – Thông tin (cũ) và có ít hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên bước đầu rất dễ nghi ngờ. Nhưng khi tiếp cận, học tập, nghiên cứu và phổ biến thì vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị. Nghiên cứu Năng lượng Trường Sinh học là một cách tiếp cận khoa học để giải mã nhiều hiện tượng khó hiểu của con người.
Nghệ sỹ hài Minh Vượng là môn sinh mới.
Chị thường xuyên tập luyện đạt hiệu quả khá.
          Sức ép của cuộc sống hiện đại làm căng thẳng nội tại con người, tạo ra những bệnh mà không hề biết nguyên nhân. Việc tập luyện Năng lượng Trường Sinh học ngăn chặn những áp lực xảy ra trong con người, giảm bớt căng thẳng và biết đâu cũng hạn chế được quá trình lão hoá. Thế hệ chúng tôi – những cán bộ hưu trí – nếu chọn các môn dưỡng sinh cổ truyền như Yoga, Khí công,… thì chẳng đủ thời gian, e không kịp thấy kết quả mà đã thành “người thiên cổ”. Học tập và rèn luyện môn Năng lượng Trường Sinh học này càng thấy mở ra nhiều điều lý thú. Một khoa học mới lạ và mang đầy tính nhân văn.
Có thể rút ra những ưu điểm của phương pháp tự trị bệnh bằng Năng lượng Trường Sinh học – lĩnh vực khoa học này như sau:

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Thập mục ngưu đồ

10 bức tranh chăn trâu

Chúng tôi xin giới thiệu về “Mười bức tranh chăn trâu” hay “Thập mục ngưu đồ” để chúng ta cùng nhau tư duy, quán chiếu.
        Bộ tranh được phát hiện sớm nhất tương truyền là của Thiền sư Quách Am (Kakuan hay Kuoan Shihyuan (1100 – 1200), cũng thường được gọi là Khuếch Am Sư Viễn) người Trung Quốc, sinh vào thời nhà Tống thế kỷ XII.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Biết sống lạc quan có lợi cho sức khỏe


Hồn nhiên
         Cười nhiều có lợi cho sức khỏe là điều lâu nay đã được dư luận nhắc đến và mới đây các chuyên gia ở Đại học y khoa Harvard, Mỹ (HMU) còn phát hiện thấy thêm nhiều lợi ích khác của cách sống lạc quan và cười nhiều.
Theo đó, những người cười nhiều, sống vui vẻ thường có sức khỏe tốt, thọ lâu và ít mắc bệnh. Riêng tiếng cười còn giúp cho việc thở được dễ dàng, được ví như liệu pháp massage cho tim cũng như các bộ phận quan trọng của cơ thể. Nó làm tăng các tế bào chống bệnh tật cho hệ thống miễn dịch và cũng giống như luyện tập thể thao, tiếng cười còn giúp cho hệ tim mạch hoạt động tốt.